Nepal đang vật lộn với thiệt hại sau lũ lụt chết người và vụ lở đất xảy ra vào ngày 28/9 vừa qua.

Do ảnh hưởng của vụ lở đất, một toà nhà lớn ở tỉnh Roshi đã đổ sập trong tích tắc. Video được ghi lại cho thấy mức độ nghiêm trọng của tình trạng lũ lụt, sụt lún đất tại Nepal trong những ngày qua.

Khoảnh khắc toà nhà đổ sập theo nước lũ

Ít nhất 192 người đã thiệt mạng và 32 người vẫn mất tích trong hai ngày mưa liên tục do hệ thống áp thấp gây ra ở Vịnh Bengal và các khu vực ở Ấn Độ giáp với Nepal.

Các quan chức cho biết, tại các khu vực phía bắc Bangladesh, bị ngăn cách với Nepal bởi một dải lãnh thổ mỏng của Ấn Độ, hơn 100.000 người đã bị mắc kẹt sau những trận mưa lớn và nước từ thượng nguồn tràn về.

Thung lũng Kathmandu được bao quanh bởi đồi núi, nơi sinh sống của 4 triệu người và thủ đô, đã chứng kiến 56 người tử vong và phải hứng chịu một trong những trận tàn phá tồi tệ nhất trong những năm gần đây, khi sông tràn bờ và làm ngập nhà cửa, bệnh viện, đường sá, cầu cống và chợ.

Video: Khoảnh khắc toà nhà sụp đổ trong tích tắc vì lở đất lịch sử- Ảnh 1.

Video: Khoảnh khắc toà nhà sụp đổ trong tích tắc vì lở đất lịch sử- Ảnh 2.

Video: Khoảnh khắc toà nhà sụp đổ trong tích tắc vì lở đất lịch sử- Ảnh 3.

Video: Khoảnh khắc toà nhà sụp đổ trong tích tắc vì lở đất lịch sử- Ảnh 4.

Prithvi Subba Gurung, Bộ trưởng cấp cao và người phát ngôn nội các Nepal cho biết chính phủ đang đánh giá mức độ thiệt hại và chi phí tái thiết.

Các quan chức cho biết một số trạm thời tiết ở Kathmandu đã ghi nhận lượng mưa 24 giờ cao nhất trong nhiều thập kỷ.

Surya Raj Acharya, một chuyên gia về cơ sở hạ tầng và quy hoạch đô thị, cho biết việc xây dựng và đô thị hóa bừa bãi ở Kathmandu mà không có kỹ thuật và quy hoạch cơ bản đã góp phần gây ra thiệt hại to lớn.

“Người dân lấn chiếm bờ sông để xây dựng nhà ở, bất chấp việc thực hiện cơ bản về kỹ thuật và quy hoạch, không có hệ thống thoát nước và xử lý nước thải”, ông nói.

Nguồn: CNN, Reuters