Hẳn là ai ai cũng muốn có một ngày nghỉ ngơi không phải lo nghĩ gì sau cả một tuần làm việc học tập căng thẳng. Không có gì tuyệt vời hơn cả ngày chẳng phải làm gì, chỉ cần nằm trên chiếc giường êm ái, có thể xem ti vi hoặc lướt mạng thỏa thích. Nghe có vẻ đây là việc nhẹ lương cao khá lý tưởng phải không? Vậy nếu bạn phải làm điều tương tự trong suốt hơn hai tháng liền liên tục thì sao?
Bạn chỉ cần nằm nguyên trên giường suốt 70 ngày thôi, NASA sẽ trả bạn hàng ngàn đô la nếu bạn có thể hoàn thành thử thách.
Đó chính là điều mà NASA đã kêu gọi mọi người tình nguyện thực hiện cho dự án nghiên cứu của họ về du lịch không gian trong tương lai cách đây vài năm trước. Đặc biệt, NASA thậm chí đồng ý trả 18.000 đô la Mỹ (tương đương 408 triệu đồng) cho bất cứ ai có thể nằm trên giường suốt 70 ngày liên tiếp. Quả là một món hời đối với công việc có vẻ nhàn hạ này.
Nhân viên NASA giải thích cho các tình nguyện viên về cuộc thí nghiệm mà họ sẽ trải qua.
Tất cả những gì những người tình nguyện tham gia phải làm đó là nằm trên giường và không làm gì cả. Sau 70 ngày, họ sẽ được nhận món tiền hàng ngàn đô la.
Đầu tiên, họ sẽ không được xếp vào các buồng riêng rẽ mà sẽ được nằm trong cùng một phòng. Lí do là bởi các nhà khoa học muốn theo dõi được càng nhiều người càng tốt cùng một lúc.
Các tình nguyện viên sẽ được nằm trên những chiếc giường đặt cạnh nhau như thế này.
Họ có thể làm bất cứ điều gì, miễn là không rời khỏi giường.
Trong khoảng hai đến ba tuần đầu tiên, những người tham gia được phép rời khỏi chiếc giường nếu họ muốn. Một khi giai đoạn đầu tiên kết thúc, các tình nguyện viên không được phép rời khỏi giường và lúc duy nhất họ có thể đi đó là khi làm các cuộc xét nghiệm.
Có hàng tá những bài kiểm tra về thế chất mà người tham gia bắt buộc phải trải qua.
Có rất nhiều các bài kiểm tra mà họ phải trải qua, một vài trong số đó yêu cầu họ nằm hướng đầu xuống đất còn chân thì nâng lên cao. Ngoài ra, còn có các cuộc xét nghiệm cơ bắp, xương và trái tim. Các nhà nghiên cứu cũng sẽ kiểm tra hệ thống hô hấp và hệ thống thần kinh của họ, kèm theo một số cuộc xét nghiệm về tình trạng dinh dưỡng cũng như khả năng miễn dịch của cơ thể.
Một "bệnh nhân" đang được tiến hành bài kiểm tra về khả năng vận động bởi một nhà khoa học.
Việc không thể rời khỏi giường cũng đã khiến tình bạn nở hoa giữa những người tình nguyện tham gia. Dù sao thì, họ có rất nhiều thời gian và xung quanh họ cũng có rất nhiều người nữa. Một số người thì chơi điện tử hoặc ghi-ta giả lập suốt cả ngày, Mặc dù việc nằm trên giường chơi có thể khó khăn hơn bình thường một chút nhưng nếu được trả tiền để làm điều đó thì cũng đáng!
Một số chị em thì ăn uống tán gẫu với nhau ngay trên giường.
Còn đàn ông thì cùng nhau chơi điện tử cả ngày.
Cờ ca-rô cũng là một hình thức giải trí khác phổ biến mà người tham gia lựa chọn để giết thời gian.
Tất nhiên là NASA không cho đi số tiền khổng lồ như vậy chẳng vì lí do gì cả. Có hàng chục cuộc xét nghiệm khác nhau mà họ cần phải thực hiện, và các thiết bị họ sử dụng cũng rất đa dạng.
Một người tham gia cuộc nghiên cứu chia sẻ bức ảnh về cuộc sống thường ngày trên giường của mình
Tình huống mà những người tham gia phải đối mặt tương tự với những gì các nhà du hành vũ trụ sẽ phải làm.
Bất chấp các cuộc xét nhiệm phiền toái, những người tham gia khá là thoải mái. Tính ra, họ được trả hơn 27 triệu mỗi tuần ở trên giường cơ mà.
Tất cả mọi người cũng được sử dụng một chiếc laptop cá nhân để có thể giữ liên lạc với gia đình và bạn bè. Họ được lên mạng lướt web, kiểm tra hòm thư điện tử, nghe nhạc trực tuyến và xem phim.
Bạn có thể sử dụng laptop cho bất cứ mục đích gì, từ nghe nhạc xem phim đến liên lạc với người thân bạn bè.
Một số người lựa chọn sách làm phương tiện giải trí cho những ngày tháng nằm trên giường dài đằng đẵng.
Mặc dù cuộc sống của họ rất tiện nghi và đầy đủ, đây thực sự là một tình huống mà không tình nguyện viên nào có thể tưởng tượng mình sẽ trải qua. Thí nghiệm này không những là cơ hội học hỏi cho các nhà nghiên cứu, mà cũng là cho chính những người tham gia nữa.
Mục đích của cuộc thí nghiệm là để nghiên cứu tác động của trạng thái vi trọng lực lên cơ thể người. Cuộc thí nghiệm mô phỏng những chuyến bay dài ngày bằng cách cho các tình nguyện viên nằm nguyên một chỗ suốt 70 ngày, trên những chiếc giường nghiêng 6 độ.
Thông qua cuộc thí nghiệm, NASA hi vọng sẽ giải đáp những điều họ chưa biết về việc du hành trong không gian.
Theo tiến sĩ Cromwell, nhà nghiên cứu giàu kinh nghiệm tham gia vào cuộc thí nghiệm này, việc nằm ở tư thế chúc đầu xuống đất sẽ khiến máu và dịch cơ thể chảy xuống phần trên cơ thể, thay đổi nhịp tim ở điều kiện tương tự các chuyến du hành không gian.
NASA muốn tiến hành cuộc nghiên cứu này nhằm áp dụng những kết luận đã biết vào các chương trình khám phá vũ trụ, ví dụ như các chuyến bay dài ngày trong không gian, các mẫu thiết kế tàu vũ trụ và cả các bộ đồ du hành không gian nữa.
Những điều các nhà nghiên cứu thu được có thể sẽ là bước tiến mới trong công cuộc khám phá vũ trụ.
NASA muốn sử dụng cuộc thí nghiệm để mô phỏng các chuyến nhiệm vụ kéo dài hàng tháng trời mà các nhà du hành phải thực hiện.
Tuy nhiên, không phải bất kì ai cũng có thể tham gia cuộc thí nghiệm này. Những người được lựa chọn phải trải qua bài kiểm tra thể lực đặc biệt và khá là khắt khe. Tiến sĩ Cromwell nói: “Một khi họ đủ tiêu chuẩn về sức khỏe và tinh thần, chúng tôi sẽ cho họ thực hiện các bài kiểm tra rất gay gắt về sức mạnh cơ bắp và khả năng vận động. Chúng tôi muốn những người có đặc điểm thể chất và tâm lý giống như các nhà du hành vũ trụ".
Heather Archuletta, một tình nguyện viên từng trải qua thử thách “70 ngày nằm giường” của NASA vào năm 2008 cho biết: “Có những lúc rất khó khăn, tôi cố gắng ghi nhớ rằng tôi làm điều này vì những nhà du hành vũ trụ, để họ có thể sống ngoài không gian một cách khỏe mạnh".
Việc khám phá không gian sẽ không còn quá khó khăn cho các nhà du hành vũ trụ nữa.
Vì một cơn bão, Heather đã phải dừng thử thách của mình sau 54 ngày. Cô chia sẻ: “Ngày mà tôi đứng dậy khỏi giường, đôi chân tôi đau kinh khủng cứ như là bước đi lần đầu vậy! Nhưng, tôi lại nhắc nhở mình, đây sẽ là điều các nhà du hành vụ trụ cũng sẽ trải qua".
(Nguồn: Lifebuzz, Forbes)