Đó chính là rau má, loại rau cực kỳ thích hợp dùng cho mùa hè.

Không phải ngẫu nhiên mà rau má từng được ví như "nhân sâm của người nghèo". Không cần vùng đất màu mỡ, không đòi hỏi khí hậu đặc thù, rau má mọc lên nơi bờ ruộng vẫn xanh tốt, non mơn mởn.

Ẩn sau lớp lá mong manh ấy là một kho dinh dưỡng quý giá, được khoa học hiện đại nhìn nhận như một loại dược liệu đa năng, vừa tốt cho sức khỏe, vừa là "mỹ phẩm" tự nhiên cho làn da.

Việt Nam có loại lá tốt ngang "kem chống nắng tự nhiên", giúp tăng sinh collagen nhưng có 3 nhóm người tuyệt đối không nên dùng- Ảnh 1.

Loại rau dân dã có nhiều tác dụng sức khỏe.

Việt Nam có loại lá tốt ngang "kem chống nắng tự nhiên", giúp tăng sinh collagen

Trong các tài liệu y học cổ truyền và nghiên cứu hiện đại, rau má (Centella asiatica) được ghi nhận có khả năng chống viêm, tăng cường lưu thông máu và kích thích sản xuất collagen - một yếu tố then chốt giúp làn da giữ được độ đàn hồi và tươi trẻ.

Đặc biệt, hoạt chất asiaticoside madecassoside có trong rau má không chỉ thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương da, mà còn tăng cường hàng rào bảo vệ da trước tia UV. Dù không thể thay thế kem chống nắng thông thường, nhưng rau má có thể được xem là một "lá chắn" từ bên trong, giúp giảm thiểu ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời tới tế bào da. Đặc biệt là khi được sử dụng đều đặn qua đường ăn uống hoặc đắp ngoài da.

Việt Nam có loại lá tốt ngang "kem chống nắng tự nhiên", giúp tăng sinh collagen nhưng có 3 nhóm người tuyệt đối không nên dùng - Ảnh 2.

Không chỉ làm dịu da, nước ép rau má còn có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, làm sạch gan , từ đó giúp giảm tình trạng nóng trong - một trong những nguyên nhân phổ biến gây mụn và viêm da ở người trẻ tuổi.

Các chất chống oxy hóa trong rau má có thể bảo vệ các tế bào da khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Từ đó, kích thích tăng sinh collagen dưới da, giúp da đàn hồi, hạn chế nếp nhăn, ngăn ngừa lão hóa.

Những món ăn giúp làm đẹp, bồi bổ sức khỏe từ rau má

- Nước ép rau má: Chỉ cần rửa sạch, xay nhuyễn cùng chút nước và lọc lấy phần tinh chất là bạn đã có ngay một ly nước mát lạnh, giúp thanh lọc cơ thể và làm dịu da từ bên trong.

- Canh rau má tôm khô: Vị ngọt thanh từ tôm hòa quyện cùng rau má tạo nên món canh giải nhiệt lý tưởng cho những ngày nắng nóng.

- Rau má xào thịt dê: Món ăn ít người biết nhưng lại rất bổ dưỡng, đặc biệt tốt cho khí huyết.

- Rau má kết hợp rau sam và sắn dây: Một phương thuốc dân gian có tác dụng hạ sốt, giải độc, giúp da sáng khỏe và hỗ trợ tiêu hóa.

Ngoài ra, rau má còn được sử dụng trong nhiều sản phẩm chăm sóc da như serum, mặt nạ hay kem dưỡng minh chứng cho sức mạnh làm đẹp tự nhiên của loại rau này.

Việt Nam có loại lá tốt ngang "kem chống nắng tự nhiên", giúp tăng sinh collagen nhưng có 3 nhóm người tuyệt đối không nên dùng- Ảnh 3.

Rau má có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon.

Không phải ai cũng nên dùng rau má: 3 nhóm người cần đặc biệt lưu ý

Dù lành tính và bổ dưỡng, rau má vẫn là một loại thảo dược có hoạt tính sinh học cao. Khi dùng sai cách hoặc lạm dụng, rau má có thể gây ra những phản ứng không mong muốn, thậm chí ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của một số loại thuốc.

1. Người có hệ tiêu hóa yếu

Với tính mát đặc trưng, rau má dễ khiến người có cơ địa "hàn" bị đau bụng, tiêu chảy, đặc biệt nếu dùng nước ép rau má tươi chưa được xử lý sạch sẽ. Người thường xuyên bị lạnh bụng, ăn uống khó tiêu nên hạn chế dùng rau má, hoặc chỉ nên dùng dưới dạng nấu chín.

2. Người đang điều trị bằng thuốc Tây y

Một số thành phần trong rau má có thể tương tác với thuốc chống động kinh, thuốc an thần, thuốc điều trị tiểu đường và thuốc hạ mỡ máu. Rau má có thể làm giảm hiệu lực của insulin hoặc gây tác dụng phụ nếu dùng đồng thời với các loại thuốc kể trên. Do đó, nếu bạn đang theo phác đồ điều trị, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung rau má vào khẩu phần.

3. Phụ nữ đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai

Trong dân gian, rau má từng được sử dụng để kích thích kinh nguyệt hoặc giải nhiệt mạnh. Vì lý do này, phụ nữ mang thai hoặc đang cố gắng thụ thai nên tránh dùng rau má thường xuyên, vì có thể làm rối loạn nội tiết và ảnh hưởng đến thai kỳ, đặc biệt trong 3 tháng đầu.

Người khỏe mạnh có thể dùng khoảng 40g rau má tươi mỗi ngày, tương đương 1 ly nước ép. Tuy nhiên, việc sử dụng liên tục không nên kéo dài quá 1 tháng.