B.S Lý Trung Hoài, khoa ngoại, bệnh viện Chang-Hua Hospital chia sẻ về trường hợp chị Trịnh (32 tuổi). Vào tháng 6 năm nay, chị Trịnh cảm thấy ngực nóng rát, đau ngực nên đến bệnh viện khám.

d4259495

Tiến hành chụp siêu âm và hội chẩn, các bác sĩ xác định chị Trịnh mắc viêm tuyến vú và áp xe vú tích mủ. B.S Lý Trung Hoài đã điều trị cho người bệnh bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh, đồng thời dùng kim chọc hút khoảng 6ml mủ màu xanh. Hiện tại, chị Trần đã bình phục và xuất viện về nhà.

B.S Lý Trung Hoài cho biết: "Viêm tuyến vú là chỉ mô tuyến vú bị viêm. Viêm tuyến vú có 2 loại là viêm tuyến trong thời kỳ cho con bú và viêm tuyến vú vô căn, không nhất định xảy ra trong thời kỳ cho con bú. Viêm tuyến vú vô căn được chia ra viêm tuyến vú một bên và viêm tuyến vú u hạt. Người mắc bệnh viêm tuyến vú một bên thường gặp ở phụ nữ trẻ, cũng có thể xảy ra ở nam giới".

d4259516

Tìm hiểu thói quen sinh hoạt của chị Trịnh, bác sĩ được biết chồng của chị Trịnh có thói quen hút thuốc. Chị Trịnh mắc bệnh viêm tuyến vú là do hít khói thuốc thụ động. Lúc đầu, chị Trịnh cảm thấy phổi khó chịu, nhưng không ngờ vấn đề phát sinh tiếp theo là viêm tuyến vú.

Viêm tuyến vú không phải trong thời kỳ cho con bú thường xảy ra ở phụ nữ hít khói thuốc thụ động trong khoảng thời gian dài. Khói thuốc chứa nhiều chất độc hại sẽ khiến người hít khói thuốc gặp vấn đề là nhiễm trùng, hoại tử mô tuyến vú, khiến cấu trúc tuyến vú thiếu dưỡng khí ảnh hưởng đến sức khỏe.

d4191613

Theo kinh nghiệm lâm sàng, viêm tuyến vú có triệu chứng là vú bị sưng đỏ, căng cứng kèm theo dấu hiệu sốt kéo dài và suy nhược cơ thể. Người bệnh sẽ được tiến hành điều trị bằng phương pháp kháng sinh và chọc hút, dẫn lưu mủ là có thể nhanh khỏi bệnh, tuy nhiên khả năng tái phát thường rất cao.

B.S Lý Trung Hoài nhắn nhủ: "Chị em phụ nữ nên hạn chế tiếp xúc với môi trường khói thuốc lá. Phương pháp tốt nhất là cai thuốc lá và tránh hít khói thuốc thụ động trong khoảng thời gian dài để giảm nguy cơ mắc bệnh".

Theo Ettoday