Một khi biết rõ cách sử dụng vỏ quýt để chữa bệnh, chắc hẳn bạn sẽ phải suy nghĩ đắn đo đến hơn một lần về chuyện có nên vứt bỏ nó hay không. Cùng đọc bài viết này để biết được những công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ vỏ quýt, theo Healthy Life tricks:
Các vấn đề tiêu hóa
Sử dụng vỏ quýt khô, xay bằng máy xay cà phê cho đến khi nhuyễn thành bột. Sau đó, bạn có thể cho một muỗng bột vỏ quýt vào các món ăn, thức uống hàng ngày như một loại gia vị để điều trị các vấn đề tiêu hóa, ví dụ như đầy hơi, khó tiêu… Thêm bột vỏ quýt vào tách cà phê sáng sẽ đem đến cho bạn trải nghiệm hương vị mới, đồng thời cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa.
Trộn 2 thìa bột vỏ quýt với 5 cốc nước, sau đó đun sôi hỗn hợp một lúc và để nguội khoảng 1 giờ. Uống ½ chén nước thuốc này mỗi lần, ngày uống 3 lần vào nửa giờ sau các bữa ăn sẽ giảm các triệu chứng của viêm phế quản và nhanh chóng điều trị khỏi bệnh hơn.
Ho khan
Trộn 2 muỗng canh vỏ quýt với một ly rượu, sau đó để hỗn hợp ở nơi tối và khô ráo. Lọc bỏ vỏ quýt và lấy những giọt nước thuốc này vào một chiếc lọ sạch, đậy kín. Mỗi lần lấy 20 giọt cho vào một ly nước và uống, mỗi ngày làm như vậy 3 lần trước các bữa ăn. Bạn sẽ thấy điều trị ho khan quả nhiên là chuyện không hề khó khăn chút nào.
Cảm lạnh, cảm cúm
Lấy một nắm bột vỏ quýt và bỏ vào nồi nước sôi, sau đó cúi mặt xuống nồi nước và thở trong hơi nóng khoảng 10 phút. Các tính chất thư giãn mạnh mẽ từ vỏ quýt sẽ giúp bạn thở dễ dàng hơn và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Nấm móng chân, tay
Chà một chiếc vỏ quýt vào bàn chân và móng tay hai lần mỗi ngày sẽ giúp giảm nhiễm trùng do nấm tấn công.
Chống mệt mỏi, mất ngủ
Đặt vỏ quýt trong túi và hít mùi thơm của chúng trong 15 phút. Cách này có thể giúp giảm đau đầu, mệt mỏi và mất ngủ. Tinh dầu thơm từ những loại chanh, cam, quýt từ lâu đã được sử dụng như một phương thuốc chống mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ và rối loạn giấc ngủ.
Điều hòa huyết áp, rối loạn nhịp tim
Đổ một chén bột vỏ quýt vào 3 lít nước, đun sôi hỗn hợp và để nguội 1 giờ. Lọc nước này và đổ hỗn hợp vào bồn tắm nóng, ngâm mình vào đó 1h trước khi đi ngủ.
Vỏ quýt – Vị thuốc thông dụng trong Đông y
Theo ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Quân đội Trung ương 108), trong y học cổ truyền, vỏ của các loại quả như cam, chanh, quất, nhất là vỏ quýt được sử dụng như những vị thuốc hết sức thông dụng, chữa nhiều bệnh thường gặp trong cuộc sống. Những căn bệnh bạn hoàn toàn có thể điều trị bằng vỏ quýt là đầy hơi, chướng bụng, chán ăn, ăn không tiêu, đau bụng, nôn mửa…
Lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cũng chung nhận định này. "Nhiều bộ phận của cây quýt đều là vị thuốc chữa bệnh, trong đó phải kể đến 2 vị thuốc từ vỏ quýt, một là vỏ quýt vẫn còn xanh, hai là vỏ quýt khi đã chín", vị lương y này cho biết.
Trong Đông y, vỏ quýt xanh được gọi là thanh bì, vỏ quýt chín được gọi là trần bì. Trần bì có vị cay, đắng, tính ôn có công dụng táo thấp trừ hóa đờm. Thanh bì có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng phá khí tiêu trệ, thư uất giáng nghịch, có thể dùng để trị thoát vị đau nhức.
"Trong nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, trong vỏ quýt có tinh dầu thơm gluccoxit orange, aldehit lemon, axít béo… có tác dụng gây hưng phấn tim, ức chế vận động của dạ dày, ruột, tử cung, là vị thuốc tốt để điều trị cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, có công hiệu nhất với những chứng bệnh tỳ vị khí trệ như trướng bụng, rối loạn tiêu hóa. Vó quýt chứa nhiều tinh dầu với thành phần chủ yếu là limonen (91%), protein, chất béo, các vitamin và khoáng chất như vitamin C, B1, canxi, sắt…", ông Minh khẳng định.
Do đó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng vỏ quýt nghiền thành bột sử dụng để chữa bệnh liên quan đến tiêu hóa, viêm phế quản, cảm cúm, ho, điều hòa huyết áp, ổn định nhịp tim, hoặc dùng để xua tan mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ và chống nấm móng tay chân nhờ đặc tính sát khuẩn mạnh.
Mặc dù rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng dùng được vị thuốc này. Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền), những người khí hư cần dùng thận trọng, người có khí trệ, nhiều mồ hôi không dùng được. Khi sử dụng cần đúng liều lượng, chỉ từ 10-20 g mỗi ngày chứ không phải càng nhiều càng tốt, dùng dài ngày cần cẩn trọng. Do đó, trước khi quyết định dùng vỏ quýt chữa bệnh, hãy tham khảo ý kiến của các lương y, bác sĩ.
Ngoài ra, bạn cũng cần phải rửa sạch vỏ quýt trước khi thái, sấy khô để tránh các loại thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản thực phẩm có thể gây hại sức khỏe.