Vốn là người buôn bán, lại hay tám chuyện với mấy bà ở chợ nên Nhung - vợ Nam ít khi kiêng dè khoản ăn nói. Cô không bao giờ để tâm đến chuyện người ta nghĩ thế nào về mình.
Nhung tự nhận mình không phải là người phụ nữ dịu dàng, nhưng cô là người đảm đang, tháo vát, lại không hay để bụng. Cách nói năng của cô chỉ là do tính bộc trực và thẳng thắn mà thôi.
Chính vì những suy nghĩ này nên dù Nam có khuyên bảo, tâm sự thế nào, Nhung cũng chỉ cười trừ, cố nhịn được một ngày không "chém chả", rồi hôm sau lại đâu vào đấy. Nam hiểu dù có kiêng thế nào thì trong môi trường buôn bán ngoài chợ, Nhung cũng khó thoát khỏi sự ảnh hưởng.
Mỗi lần Nhung về nhà mẹ chồng là Nam lại thấy lo sợ. Có lần anh phát hoảng khi thấy Nhung nói chuyện với mẹ tay đôi, văng đủ các thể loại. Cô kể chuyện say sưa, mỗi câu lại thêm từ: “Mẹ nó, cái lũ mất dạy!”, rồi hàng loạt từ chửi thề cũng được Nhung sử dụng liên tục, một cách tự nhiên đúng kiểu nói chuyện hàng ngày của cô.
Mẹ Nam bàng hoàng, Nhung vẫn tiếp tục hồn nhiên khiến Nam phải chạy lại nói đỡ cho vợ. Anh cố bắt sang câu chuyện khác để mẹ quên đi, nhưng cuộc đối thoại đầy ấn tượng với cách kể chuyện của Nhung đã trở thành nỗi ám ảnh trong mẹ.
Mặc dù đã quen với kiểu ăn nói “chợ búa” của vợ nhưng chưa bao giờ anh hết sốc khi nghe trực tiếp từng lời vợ nói (Ảnh minh họa).
Ngay sau khi Nhung rời nhà đi đón con, mẹ đã gọi Nam đến và mắng: “Mày để vợ mày ăn nói thế hả? Để thế rồi mấy đứa con mày học theo thì chỉ có hỏng người? Đàn bà ăn nói kiểu đấy, mày không sợ người ta chê cười à?”. Nam chỉ biết cúi đầu lắng nghe mẹ nói, anh không thể bào chữa cho vợ, vì thực sự cách ăn nói của Nhung cũng là điều khiến anh lo lắng.
Nam luôn tránh để con không học những thói xấu bên ngoài, nhưng anh không ngờ chính người vợ "chém chả" của mình lại là mối đe dọa lớn đến sự phát triển của con.
Có lần, Nhung đang nói chuyện điện thoại, trong khi con ngồi ngay bên cạnh, cô vẫn giữ nguyên kiểu ăn nói thêm mắm thêm muối. Khổ thân thằng bé, nghe mẹ nói mà cứ tròn mắt ngạc nhiên. Rồi nó còn hỏi lại Nam rằng: “Tại sao mẹ lại xưng là 'bà' với người ta hả bố?”.
Quay sang hỏi vợ, Nam mới biết Nhung đang đòi nợ nên những câu văng tục, chửi bậy càng nhiều hơn: “Mày không trả nợ cho bà, bà mà để mày sống yên thân, bà đ. làm người”.
Trước đây, Nhung cũng hiền lành. Có thể cô ăn nói không được nhỏ nhẹ, nhưng cũng biết kiềm chế và ít khi chửi tục trước mặt con cái. Nhưng từ ngày mở cửa hàng buôn bán ở chợ, Nhung tự nhiễm cách ăn nói "chém chả" lúc nào không hay. Như một thói quen, cứ bắt đầu nói, Nhung lại thêm một câu chửi thề, và khi kết thúc cũng vậy.
Lúc đầu, Nam nghĩ có lẽ chỉ là vô tình, nhưng cái vô tình lặp lại quá nhiều khiến Nam đâm lo. Anh nhẹ nhàng khuyên bảo, góp ý với vợ: “Em nói như vậy, không sợ con nó học theo à?” nhưng Nhung gạt đi ngay: “Anh khéo lo, em chỉ nói cho vui thôi, ngoài chợ người ta nói đầy ấy, với lại em có nói trước mặt con đâu…”
Dần dần, dường như Nhung không còn ý thức được mình đang nói tục khi nào, ở đâu bởi nó đã trở thành câu nói cửa miệng của cô rồi. Ngay cả khi ôm con nói chuyện với hàng xóm, cô vẫn không nhớ lúc đó mình đang nói năng rất thô lỗ ngay trước mặt con.
Nam từng khiếp vía khi nghe vợ tám chuyện với chị hàng xóm, cũng là một người buôn bán ngoài chợ. Bao nhiêu ngôn từ tục tĩu mà Nam chưa bao giờ có cơ hội để lọt tai đều được cô đưa vào mỗi câu nói.
Khuyên nhủ nhẹ nhàng không được, Nam đành phải nặng lời với vợ: "Cô mà không sửa chỉ có nước hỏng người, rồi hỏng con. Đến lúc ấy, ra chợ mà ở cho có bầu có bạn". Nhưng những lời đe nẹt của Nam chỉ có tác dụng nhiều nhất là ba ngày, xong lại đâu vào đấy.
Một lần, công ty Nam tổ chức liên hoan, ai cũng đưa người nhà đến tham dự. Lo sợ sẽ "mất mặt" vì cô vợ "chém chả" của mình, Nam định đi một mình với lý do vợ ốm. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, anh cũng thấy thương vợ.
Chính vì những suy nghĩ này nên dù Nam có khuyên bảo, tâm sự thế nào, Nhung cũng chỉ cười trừ, cố nhịn được một ngày không "chém chả", rồi hôm sau lại đâu vào đấy. Nam hiểu dù có kiêng thế nào thì trong môi trường buôn bán ngoài chợ, Nhung cũng khó thoát khỏi sự ảnh hưởng.
Mỗi lần Nhung về nhà mẹ chồng là Nam lại thấy lo sợ. Có lần anh phát hoảng khi thấy Nhung nói chuyện với mẹ tay đôi, văng đủ các thể loại. Cô kể chuyện say sưa, mỗi câu lại thêm từ: “Mẹ nó, cái lũ mất dạy!”, rồi hàng loạt từ chửi thề cũng được Nhung sử dụng liên tục, một cách tự nhiên đúng kiểu nói chuyện hàng ngày của cô.
Mẹ Nam bàng hoàng, Nhung vẫn tiếp tục hồn nhiên khiến Nam phải chạy lại nói đỡ cho vợ. Anh cố bắt sang câu chuyện khác để mẹ quên đi, nhưng cuộc đối thoại đầy ấn tượng với cách kể chuyện của Nhung đã trở thành nỗi ám ảnh trong mẹ.
Mặc dù đã quen với kiểu ăn nói “chợ búa” của vợ nhưng chưa bao giờ anh hết sốc khi nghe trực tiếp từng lời vợ nói (Ảnh minh họa).
Ngay sau khi Nhung rời nhà đi đón con, mẹ đã gọi Nam đến và mắng: “Mày để vợ mày ăn nói thế hả? Để thế rồi mấy đứa con mày học theo thì chỉ có hỏng người? Đàn bà ăn nói kiểu đấy, mày không sợ người ta chê cười à?”. Nam chỉ biết cúi đầu lắng nghe mẹ nói, anh không thể bào chữa cho vợ, vì thực sự cách ăn nói của Nhung cũng là điều khiến anh lo lắng.
Nam luôn tránh để con không học những thói xấu bên ngoài, nhưng anh không ngờ chính người vợ "chém chả" của mình lại là mối đe dọa lớn đến sự phát triển của con.
Có lần, Nhung đang nói chuyện điện thoại, trong khi con ngồi ngay bên cạnh, cô vẫn giữ nguyên kiểu ăn nói thêm mắm thêm muối. Khổ thân thằng bé, nghe mẹ nói mà cứ tròn mắt ngạc nhiên. Rồi nó còn hỏi lại Nam rằng: “Tại sao mẹ lại xưng là 'bà' với người ta hả bố?”.
Quay sang hỏi vợ, Nam mới biết Nhung đang đòi nợ nên những câu văng tục, chửi bậy càng nhiều hơn: “Mày không trả nợ cho bà, bà mà để mày sống yên thân, bà đ. làm người”.
Trước đây, Nhung cũng hiền lành. Có thể cô ăn nói không được nhỏ nhẹ, nhưng cũng biết kiềm chế và ít khi chửi tục trước mặt con cái. Nhưng từ ngày mở cửa hàng buôn bán ở chợ, Nhung tự nhiễm cách ăn nói "chém chả" lúc nào không hay. Như một thói quen, cứ bắt đầu nói, Nhung lại thêm một câu chửi thề, và khi kết thúc cũng vậy.
Lúc đầu, Nam nghĩ có lẽ chỉ là vô tình, nhưng cái vô tình lặp lại quá nhiều khiến Nam đâm lo. Anh nhẹ nhàng khuyên bảo, góp ý với vợ: “Em nói như vậy, không sợ con nó học theo à?” nhưng Nhung gạt đi ngay: “Anh khéo lo, em chỉ nói cho vui thôi, ngoài chợ người ta nói đầy ấy, với lại em có nói trước mặt con đâu…”
Dần dần, dường như Nhung không còn ý thức được mình đang nói tục khi nào, ở đâu bởi nó đã trở thành câu nói cửa miệng của cô rồi. Ngay cả khi ôm con nói chuyện với hàng xóm, cô vẫn không nhớ lúc đó mình đang nói năng rất thô lỗ ngay trước mặt con.
Nam từng khiếp vía khi nghe vợ tám chuyện với chị hàng xóm, cũng là một người buôn bán ngoài chợ. Bao nhiêu ngôn từ tục tĩu mà Nam chưa bao giờ có cơ hội để lọt tai đều được cô đưa vào mỗi câu nói.
Khuyên nhủ nhẹ nhàng không được, Nam đành phải nặng lời với vợ: "Cô mà không sửa chỉ có nước hỏng người, rồi hỏng con. Đến lúc ấy, ra chợ mà ở cho có bầu có bạn". Nhưng những lời đe nẹt của Nam chỉ có tác dụng nhiều nhất là ba ngày, xong lại đâu vào đấy.
Một lần, công ty Nam tổ chức liên hoan, ai cũng đưa người nhà đến tham dự. Lo sợ sẽ "mất mặt" vì cô vợ "chém chả" của mình, Nam định đi một mình với lý do vợ ốm. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, anh cũng thấy thương vợ.
Dù sao Nhung cũng đầu tắt mặt tối suốt ngày ngoài chợ, hết lòng lo lắng cho gia đình, chẳng mấy khi có dịp chưng diện, gặp gỡ nhiều người nên Nam không nỡ. Anh quyết định đưa vợ đi nhưng dặn dò thật kĩ lưỡng Nhung nói năng cho cẩn thận.
Mọi chuyện tưởng chừng êm xuôi vì hôm đó, Nhung đã cố gắng không nói nhiều. Mấy người đồng nghiệp còn vỗ vai Nam nói: “Vợ ông anh hiền quá nhỉ, không bù với sư tử Hà Đông nhà em…”.
Đúng lúc đó, Nhung có điện thoại. Dù đã cố ý đứng xa bàn của mọi người, nhưng giọng nói sang sảng của cô khiến mọi người phải im lặng ngoái nhìn. Từng lời Nhung nói rõ mồn một: “Cha bố tổ sư mày, bà kiếm mày mấy bữa nay. Bà đếch cần biết mày làm gì, đừng có mà lừa gạt con này... Không yên với bà đâu”.
Nam cúi mặt, mọi người thì sững sờ, Nhung vẫn thao thao bất tuyệt nói chuyện điện thoại. Chỉ đến khi quay lại bàn, thấy mặt Nam đỏ ửng lên nhìn mình, Nhung mới biết là mọi người đã nghe trọn câu chuyện trong điện thoại của cô. Mặc dù ai cũng giữ ý không đề cập đến chuyện đó, nhưng từ đó đến cuối buổi, Nam không dám ngẩng mặt nhìn ai nữa.
Về nhà, Nam đùng đùng nổi giận với vợ: “Nếu cô không thay đổi, tôi sẽ ly hôn. Tôi không đe dọa đâu. Tôi không thể sống với một người vợ quen thói 'chém chả', đi đâu cũng làm mất mặt chồng, làm hư con. Đàn bà ăn nói kiểu đó, cô không thấy xấu hổ à?”.
Nhiều đêm nằm vắt tay lên trán suy nghĩ, Nam thấy băn khoăn, khó xử vô cùng. Dù sao ngoài khoản ăn nói ra, Nhung cũng là người tốt bụng, biết vun vén cho gia đình, quan tâm đến nhà chồng. Hơn ai hết, anh biết ơn cô vì trong lúc chỉ có hai bàn tay trắng, chính Nhung là người đã ở bên anh, giúp anh vực dậy... Tiếng là dân buôn bán nhưng thu nhập của Nhung chẳng thua kém gì đồng lương công chức của Nam, thậm chí còn cao hơn.
Nhưng anh không biết làm thế nào để "điều trị" bệnh "chém chả" của vợ. Chẳng lẽ anh sẽ không bao giờ đi đâu cùng cô nữa... Rồi con cái anh, làm sao chúng có thể cách ly hoàn toàn với một người mẹ như thế?
Mọi chuyện tưởng chừng êm xuôi vì hôm đó, Nhung đã cố gắng không nói nhiều. Mấy người đồng nghiệp còn vỗ vai Nam nói: “Vợ ông anh hiền quá nhỉ, không bù với sư tử Hà Đông nhà em…”.
Đúng lúc đó, Nhung có điện thoại. Dù đã cố ý đứng xa bàn của mọi người, nhưng giọng nói sang sảng của cô khiến mọi người phải im lặng ngoái nhìn. Từng lời Nhung nói rõ mồn một: “Cha bố tổ sư mày, bà kiếm mày mấy bữa nay. Bà đếch cần biết mày làm gì, đừng có mà lừa gạt con này... Không yên với bà đâu”.
Nam cúi mặt, mọi người thì sững sờ, Nhung vẫn thao thao bất tuyệt nói chuyện điện thoại. Chỉ đến khi quay lại bàn, thấy mặt Nam đỏ ửng lên nhìn mình, Nhung mới biết là mọi người đã nghe trọn câu chuyện trong điện thoại của cô. Mặc dù ai cũng giữ ý không đề cập đến chuyện đó, nhưng từ đó đến cuối buổi, Nam không dám ngẩng mặt nhìn ai nữa.
Về nhà, Nam đùng đùng nổi giận với vợ: “Nếu cô không thay đổi, tôi sẽ ly hôn. Tôi không đe dọa đâu. Tôi không thể sống với một người vợ quen thói 'chém chả', đi đâu cũng làm mất mặt chồng, làm hư con. Đàn bà ăn nói kiểu đó, cô không thấy xấu hổ à?”.
Nhiều đêm nằm vắt tay lên trán suy nghĩ, Nam thấy băn khoăn, khó xử vô cùng. Dù sao ngoài khoản ăn nói ra, Nhung cũng là người tốt bụng, biết vun vén cho gia đình, quan tâm đến nhà chồng. Hơn ai hết, anh biết ơn cô vì trong lúc chỉ có hai bàn tay trắng, chính Nhung là người đã ở bên anh, giúp anh vực dậy... Tiếng là dân buôn bán nhưng thu nhập của Nhung chẳng thua kém gì đồng lương công chức của Nam, thậm chí còn cao hơn.
Nhưng anh không biết làm thế nào để "điều trị" bệnh "chém chả" của vợ. Chẳng lẽ anh sẽ không bao giờ đi đâu cùng cô nữa... Rồi con cái anh, làm sao chúng có thể cách ly hoàn toàn với một người mẹ như thế?