Thời điểm hiện nay, dù dịch đã qua, gia đình chị Phương, 28 tuổi ở Hà Trì 1, Hà Nội không còn phải chi tiêu tiết kiệm nữa. Thế nhưng chị Phương vẫn cố gắng duy trì thói quen chi tiêu hàng ngày của mình để có 1 khoản tiết kiệm đầu tư hay xây nhà hay mua đất ở quê nếu muốn dùng đến.

Theo chị Phương chia sẻ, vợ chồng chị kết hôn 4 năm nay và có con 3 tuổi. Hiện lương kế toán của chị được 6 triệu đồng. Còn lương nhân viên kỹ thuật của chồng chị được 8 triệu đồng. Như vậy tổng thu nhập của 2 vợ chồng chị được khoảng 14 triệu.

Vợ chồng chị Phương quê ở tận Nam Định. Bởi thế đi làm trên Hà Nội, chị phải thuê nhà trọ ở Hà Đông. Tổng chi tiêu hàng tháng của vợ chồng chị như sau:

Tiền thuê nhà: 1 triệu đồng

Suốt 4 năm nay, chị Phương thuê một căn nhà nhỏ 15m2 với giá thuê là 1 triệu đồng/tháng. Nhà trọ tuy nhỏ nhưng vợ chồng chị cũng đi làm cả ngày, con cũng đi gửi trẻ tận tối mới về. Vì thế, chỗ trọ này chỉ để ngủ nên chị cũng không phung phí tiền quá nhiều để đầu tư phòng trọ rộng hơn.

Vợ chồng trẻ lương 14 triệu, có con nhỏ, đang phải ở trọ nhưng tháng nào cũng tiết kiệm được 8 triệu đồng để mua mảnh đất cắm dùi ở quê - Ảnh 1.

Vợ chồng trẻ lương 14 triệu, có con nhỏ, đang phải ở trọ nhưng tháng nào cũng tiết kiệm được 8 triệu đồng để mua mảnh đất cắm dùi ở quê - Ảnh 2.

Vợ chồng chị Phương quê ở tận Nam Định. Bởi thế đi làm trên Hà Nội, chị phải thuê nhà trọ ở Hà Đông.

Tiền học của con: 1,5 triệu đồng

Do gia đình không có hộ khẩu Hà Nội nên chị Phương gửi con ở 1 nhà trẻ tư gần nhà với mức giá 1,5 triệu đồng/tháng.

Tiền điện, nước: 400 ngàn đồng

Do cả ngày nhà chị Phương đi làm hết, chỉ ở nhà buổi tối và 1 ngày cuối tuần. Do đó, tiền điện nước nhà chị Phương không tháng nào vượt quá 400 ngàn đồng.

Tiền gas: 100 ngàn đồng

Chị Phương cho biết, cứ 3 tháng 1 lần, nhà chị mới phải thay 1 bình gas. Giá thay 1 bình gas hiện khoảng 300 ngàn đồng. Tính ra 1 tháng nhà chị hết khoảng 100 ngàn đồng tiền gas.

"Nhà mình nấu nướng cũng đơn giản, con mình cũng không ăn cháo, cháu ăn cơm xay nên không phải hầm cháo nhiều như con nhà người ta. Vì thế 1 tháng nhà mình không tốn khoản tiền gas", chị Phương nói.

Tiền ăn: 3 triệu đồng

1 tháng bà nội trợ này vẫn dành tiền ăn từ 2,7 đến 3 triệu đồng để đi chợ mua đồ ăn, hoa quả theo mùa cho gia đình. Do nhà gần chợ đầu mối nên thực phẩm và hoa quả khá rẻ. Thông thường 1 ngày ăn 2 bữa ở nhà, chị chỉ mua thực phẩm hết khoảng 70 ngàn đồng là khá thoải mái cho 3 người. Số tiền 30 ngàn còn lại chị để mua hoa quả.

"Bữa sáng mình hay nấu bún phở tại nhà hoặc ăn bánh mỳ sốt vang, bánh mỳ kẹp trứng, cháo đỗ, cháo thịt, xôi tự nấu. Còn bữa tối thì về nấu ăn nghiêm chỉnh hơn bằng 1 món canh, 1 món mặn, 1 món xào. Bữa trưa thì vợ chồng đều ăn ở công ty, con ăn ở trường. Nói chung với chừng đó tiền/tháng mình thấy chi tiêu mua thực phẩm rất thoải mái và đổi món liên tục", chị Phương nói.

Vợ chồng trẻ lương 14 triệu, có con nhỏ, đang phải ở trọ nhưng tháng nào cũng tiết kiệm được 8 triệu đồng để mua mảnh đất cắm dùi ở quê - Ảnh 3.

Với 3 triệu tiền ăn, nhà chị luôn ăn thoải mái. (Ảnh minh họa)

Tiền sữa cho con 3 tuổi: 1 triệu đồng

Bé nhà chị Phương năm nay lên 3 tuổi nên con không đái dầm nữa. Vì thế bà mẹ này không cần phải đóng bỉm cho con và không mất tiền mua bỉm. Riêng tiền sữa, chị chỉ mất tiền mua 3 thùng sữa cho bé: "Bé nhà mình thích uống sữa tươi, không thích uống sữa bột nên mình cũng chiều con. 1 tháng mình mua 2 thùng sữa tươi và 2 thùng sữa chua cho con. Tổng tiền sữa hết khoảng 1 triệu đồng".

Tiền đám cưới, hiếu hỷ: 500 ngàn đồng

Vì vợ chồng trẻ này không phải là con trưởng, lại sống xa quê nên chị cũng rất ít khi có việc trọng đại: "Rất ít khi vợ chồng mình mới có 1 đám cưới của đồng nghiệp hay họ hàng. Mà đi đám cưới cũng chỉ mừng phong bì 200k đúng với hoàn cảnh. Đám hiếu thì hay gửi phong bì 100 ngàn đồng".

Tiền xăng xe: 300 ngàn đồng

Vì vợ chồng chị Phương đi làm xa nhà 7km nên mỗi tháng tiền xăng xe của 2 vợ chồng chị chỉ khoảng 300 ngàn đồng.

Tiền điện thoại: 100 ngàn đồng

Trong gia đình chị Phương, tất cả người thân, bạn bè đều dùng Zalo, Facebook và các mạng xã hội khác. Thế nên khi gọi về nhà, chị cũng dùng mạng, không cần dùng điện thoại nhiều.

Tiền chi tiêu linh tinh: 200 ngàn đồng

Mỗi tháng vợ chồng trẻ thường cho con về quê nội ngoại 1 lần. Vì thế tiền này chị để dành mua chút quà về quê cho bố mẹ 2 bên: "Có những tháng không có đám hiếu hỷ nào thì mình dồn hết tiền mua quà về quê cho bố mẹ. Hoặc có tháng tiền ăn cũng chưa đến 3 triệu, mình vẫn bớt được 200-300 ngàn đồng".

Vợ chồng trẻ lương 14 triệu, có con nhỏ, đang phải ở trọ nhưng tháng nào cũng tiết kiệm được 8 triệu đồng để mua mảnh đất cắm dùi ở quê - Ảnh 4.

Và có hoa quả theo mùa.

Chia sẻ về tổng chi tiêu gia đình trẻ chỉ hết 8 triệu/tháng, người vợ trẻ này nói: "Mình đã dè xẻn hết mức có thể để sống giữa Hà Nội với mức lương tháng không cao và vẫn phải thuê nhà mà vẫn có thể tích lũy để có thể đầu tư mua mảnh đất cắm dùi ở quê hoặc về xây nhà ở quê sau này.

Thực ra chỉ tằn tiện chi tiêu chút chứ cũng không quá chật vật. Cũng may chồng mình không rượu chè, bài bạc, con thơ cũng cực ít ốm đau. Có lẽ trời vẫn còn thương chúng mình lắm nên cho sức khỏe để đi làm nuôi con".

Hiện chị Phương cho biết, sang năm, số tiền tiết tiết kiệm nhà chị được hơn 500 triệu, chị sẽ dồn tiền mua 1 mảnh đất ở quê để đầu tư hoặc mua 1 chung cư nhỏ trên này để ở cho vợ chồng đỡ vất vả.