Vừa hay công ty bạn Công có tuyển kế toán, Công liền đánh tiếng muốn xin giúp cho Hường. Anh bạn kia nhiệt tình nhận. Thế mà khi Công hỏi đến thì Hường sau một hồi quanh co cũng thú nhận rằng thực ra cô chưa học, chỉ là nói vậy để nâng giá trị trong mắt Công mà thôi. Cô còn cố vớt vát: “Cuối năm em sẽ đi học!”. Công thông cảm cho suy nghĩ của Hường nên cũng không trách cô.
Hường còn nói đủ thứ về gia đình cô, nào là đời các cụ kị làm quan to, gia đình từng bề thế ra sao. Bây giờ đừng có nhìn nhà cô bình thường mà coi thường. Nhà cô giàu chìm đấy, đất cát mấy mảnh toàn nằm ở vị trí đắc địa, tiền tỉ chưa chắc đã mua được.
Nhưng sau này, trong một lần tâm sự với bố vợ tương lai, anh phát hiện ra những lời khoe khoang của Hường toàn là lươn lẹo. Lúc đó anh cũng hơi sốc nhưng nghĩ lại anh liền cho qua.
Hường còn nói đủ thứ về gia đình cô, nào là đời các cụ kị làm quan to, gia đình từng bề thế ra sao. Bây giờ đừng có nhìn nhà cô bình thường mà coi thường. Nhà cô giàu chìm đấy, đất cát mấy mảnh toàn nằm ở vị trí đắc địa, tiền tỉ chưa chắc đã mua được.
Nhưng sau này, trong một lần tâm sự với bố vợ tương lai, anh phát hiện ra những lời khoe khoang của Hường toàn là lươn lẹo. Lúc đó anh cũng hơi sốc nhưng nghĩ lại anh liền cho qua.
Có thể vì cô mặc cảm về gia cảnh, muốn “đánh bóng” mình một chút trước người yêu nên mới dựng chuyện như thế. Công chẳng ham vật chất, nghe người yêu nói vậy thì biết vậy. Nếu điều đó không phải là sự thật thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến anh.
Sau chuyện đó, Công nhiều lần khuyên nhủ Hường: “Em chỉ cần sống đúng bản thân mình là được. Em không có ưu điểm này nhưng có nhiều ưu điểm khác cơ mà! Sao phải nói dối để tự huyễn hoặc về mình như vậy!”. Quả thực, Công yêu Hường cũng bởi vì quý mến sự đảm đang, nhiệt tình và năng nổ của cô. Còn những cái khác như tiền, tài, địa vị, anh đâu có để ý đến.
Về sau, Công cứ nghĩ Hường đã hiểu ra. Nhưng ai ngờ khi lấy nhau về rồi, cô vẫn chứng nào tật nấy. Anh không thể hiểu nối vợ mình nữa, cô có thể nói dối mà không chớp mắt. Đến mức, bây giờ bất cứ điều gì cô nói ra anh cũng theo phản xạ không điều kiện là nghi ngờ tính xác thực của nó.
Cái tính "lươn" đã ngấm vào máu vợ mất rồi! (Ảnh minh họa).
Từ những chuyện nhỏ nhất như cô mua quần áo, giá chỉ đáng 1 đồng nhưng hàng xóm láng giềng hỏi đến cô cũng đều tâng lên thành 3 để thể hiện mình mặc đồ xịn và gia cảnh mình khấm khá. Của đáng tội, nhà Công có giàu có gì cho cam, 2 vợ chồng cũng chỉ làm công ăn lương và có một chút tích cóp.
Một lần, Công có người bạn mới thất nghiệp do công ty cắt giảm nhân viên. Hường nghe thấy vậy liền xăng xái nhận lời giúp đỡ vì theo như cô nói thì cô có chị người quen làm phòng nhân sự một công ty lớn có thể giúp được. Công cũng bán tín bán nghi. Nhưng thấy vợ nói chắc như đinh đóng cột nên không nỡ nghi ngờ, vì vợ nhiệt tình với bạn anh như vậy anh cũng cảm kích vô cùng. Lại nhỡ Hường giúp được thật mà anh nghi oan thì có phải quá tủi thân cho vợ không.
Nhưng bẵng đi rất lâu chẳng thấy vợ đề cập đến chuyện đó nữa, Công mới nhẹ nhàng dò hỏi. Hường cứ ậm ờ cho qua chuyện. Lúc thì: “Họ còn đang thu xếp anh ạ!”, lúc thì: “Sếp công ty ấy đang đi công tác, khi nào về sẽ giải quyết cho!”.
Đến khi không còn có lí do nào có thể trì hoãn và biện minh được nữa thì Hường mới đành khai thật với chồng: “Thực ra em không quen, chỉ gọi là biết sơ sơ thôi…”. Nghe vợ nói lấp lửng như thế là Công đủ hiểu bệnh “lươn lẹo” của cô lại tái phát rồi. Lần này Công giận Hường lắm, vì không chỉ khiến anh mất mặt với bạn mà còn khiến bạn anh phải chờ đợi công toi khá lâu trong khi cứ yên tâm là sẽ được việc.
Rồi lại việc cậu em họ dưới quê gọi điện lên hỏi vay tiền vì cậu ấy đang xây nhà kẹt tiền quá. Hường nghe máy, chả cần suy xét xem trong nhà mình có bao nhiêu tiền, liền đáp ứng cho cậu ấy vay luôn. Hường còn rất chi xởi lởi và hào phóng nữa chứ: “Chú yên tâm! Khoản tiền ấy với anh chị không vấn đề gì! Không phải lo nghĩ đâu, bao giờ có trả anh chị cũng được!”.
Đấy, nói là như vậy nhưng sau đó chục phút Hường lại quên phắt ngay. Để đến mức cậu em họ dưới quê đợi mãi chẳng thấy anh chị đả động đến chuyện gửi tiền về cho mình mới đặng chẳng đừng gọi lên nhắc khéo. Lần này thì là Công nghe máy. Nghe chuyện mà Công giật bắn mình. Nhà anh lấy đâu ra số tiền ấy mà cho vay chứ! Lại còn vay không cần hẹn ngày trả.
Anh cười méo xẹo nghĩ thầm: “Vợ lại ‘lươn lẹo’ rồi!”. Nhưng anh nói thế nào với chú ấy đây, vạch mặt vợ thì xấu hổ chứ được gì. Anh đành nói khéo là nhà anh mới có việc đột xuất nên giờ chỉ có thể cho vay số tiền ít hơn thôi. Sau chuyện đó, chú em đi phao tin ầm ĩ dưới quê rằng anh keo kiệt, tính toán với cả anh em họ hàng, vì rõ ràng Hường bảo số tiền ấy chẳng thấm vào đâu, giờ anh lại không cho vay.
Công cũng chẳng biết giải thích sao cho mọi người hiểu, đành để mang tiếng xấu. Anh cảnh cáo vợ lần sau còn tái diễn nữa anh sẽ không để yên. Nói thì nói vậy nhưng anh cũng đau đầu với vấn đề này lắm.
Rồi lại việc cậu em họ dưới quê gọi điện lên hỏi vay tiền vì cậu ấy đang xây nhà kẹt tiền quá. Hường nghe máy, chả cần suy xét xem trong nhà mình có bao nhiêu tiền, liền đáp ứng cho cậu ấy vay luôn. Hường còn rất chi xởi lởi và hào phóng nữa chứ: “Chú yên tâm! Khoản tiền ấy với anh chị không vấn đề gì! Không phải lo nghĩ đâu, bao giờ có trả anh chị cũng được!”.
Đấy, nói là như vậy nhưng sau đó chục phút Hường lại quên phắt ngay. Để đến mức cậu em họ dưới quê đợi mãi chẳng thấy anh chị đả động đến chuyện gửi tiền về cho mình mới đặng chẳng đừng gọi lên nhắc khéo. Lần này thì là Công nghe máy. Nghe chuyện mà Công giật bắn mình. Nhà anh lấy đâu ra số tiền ấy mà cho vay chứ! Lại còn vay không cần hẹn ngày trả.
Anh cười méo xẹo nghĩ thầm: “Vợ lại ‘lươn lẹo’ rồi!”. Nhưng anh nói thế nào với chú ấy đây, vạch mặt vợ thì xấu hổ chứ được gì. Anh đành nói khéo là nhà anh mới có việc đột xuất nên giờ chỉ có thể cho vay số tiền ít hơn thôi. Sau chuyện đó, chú em đi phao tin ầm ĩ dưới quê rằng anh keo kiệt, tính toán với cả anh em họ hàng, vì rõ ràng Hường bảo số tiền ấy chẳng thấm vào đâu, giờ anh lại không cho vay.
Công cũng chẳng biết giải thích sao cho mọi người hiểu, đành để mang tiếng xấu. Anh cảnh cáo vợ lần sau còn tái diễn nữa anh sẽ không để yên. Nói thì nói vậy nhưng anh cũng đau đầu với vấn đề này lắm.
Giả dụ Hường có tái phát thì chẳng lẽ anh đánh vợ - điều này anh không làm được. Vậy chẳng lẽ ly hôn? Ly hôn vì 1 chuyện như vậy liệu đó đáng không? Vì ngoài việc Hường có họ với nhà "lươn" ra thì cô rất yêu chồng, thương con, đảm đang chăm sóc nhà cửa đâu ra đấy và Công vẫn yêu vợ, cũng không muốn con khổ vì bố mẹ chia lìa.
Giờ đây Công chẳng cần vợ khéo léo, ăn nói có duyên nữa. Anh chỉ mong Hường có gì nói nấy thôi mà xem chừng có vẻ khó khăn quá bởi cái tính "lươn" đã ngấm vào máu vợ anh mất rồi!
Giờ đây Công chẳng cần vợ khéo léo, ăn nói có duyên nữa. Anh chỉ mong Hường có gì nói nấy thôi mà xem chừng có vẻ khó khăn quá bởi cái tính "lươn" đã ngấm vào máu vợ anh mất rồi!