Võ Tắc Thiên (624 - 705), thường gọi Võ hậu hoặc Thiên hậu, là nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất được công nhận trong lịch sử Trung Quốc. Ban đầu, Võ Tắc Thiên là một phi tần ở trong hậu cung của Đường Thái Tông Lý Thế Dân và sau trở thành hoàng hậu của Đường Cao Tông Lý Trị.
Võ Tắc Thiên là mẹ của hai vị hoàng đế là Đường Trung Tông Lý Hiển và Đường Duệ Tông Lý Đán. Đến năm 690, bà sáng lập nên triều đại Võ Chu và trở thành hoàng đế duy nhất của vương triều này. Triều đại Võ Chu tồn tại 15 năm dưới sự trị vì của nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên.
Võ Tắc Thiên là hoàng hậu của Đường Cao Tông Lý Trị
Trong suốt 15 năm cai trị đất nước với tôn hiệu Thánh Thần Hoàng đế, Võ Tắc Thiên đã có nhiều công lớn khi mở mang lãnh thổ Trung Quốc vươn sang tận Trung Á, đồng thời tập trung phát triển kinh tế - xã hội và duy trì sự ổn định trong nước. Kết quả, dưới sự cai trị của nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên, đất nước phát triển thịnh vượng, người dân được sống trong cảnh thái bình, an cư lạc nghiệp.
Tuy có nhiều công lao, nhưng Võ Tắc Thiên cũng là nữ hoàng đế chuyên quyền gây nhiều tranh cãi khi nhẫn tâm giết hại người thân, đồng thời thi hành nhiều chính sách hà khắc, dùng nhiều thủ đoạn để hạ bệ các đối thủ trên con đường thâu tóm quyền lực của mình.
Võ Tắc Thiên là nữ chính trị gia hiếm có trong lịch sử phong kiến của Trung Quốc
Các sử gia đánh giá rằng, Võ Tắc Thiên là nữ hoàng đế thông minh, có nhãn quan chính trị nhạy bén, quyết đoán, nhưng đồng thời cũng là một nhà cai trị hay báo thù. Nữ hoàng đế này sẵn sàng loại bỏ những kẻ chống đối hoặc đe dọa quyền lực của mình một cách tàn nhẫn.
Để xử lý những tù nhân này, nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên đã nghĩ ra một cách chặn miệng các tử tù bị xử chém đầu bằng một "dị vật". Đó là nút gỗ.
"Dị vật" được nhét vào miệng tử tù nhằm mục đích gì?
Võ Tắc Thiên ra lệnh nhét một nút gỗ vào miệng của tù nhân trước khi xử chém
Nút gỗ nhét vào trong miệng của tử tù được gọi là "mộc lê". Nguồn gốc của việc nhét nút gỗ vào miệng tử tù trước khi hành quyết được coi là quy định bất thành văn bắt nguồn từ thời Đường Cao Tông Lý Trị.
Khoảng năm 675, Cao Tông bị bệnh đau đầu rất nặng nên không thể quản lý việc triều chính. Nhân dịp này, Cao Tông cùng các đại thần thương nghị và thảo luận việc cho phép Võ Tắc Thiên, khi đó là Thiên hậu, được nhiếp chính. Tuy nhiên, các đại thần là tể tướng Hác Xử Tuấn và Lý Nghĩa Diễm can ngăn, phản đối kịch liệt.
Khi Võ Tắc Thiên biết chuyện liền triệu tập nhiều văn nhân học sĩ, soạn nhiều sách cổ, sau đó mật lệnh cho các học giả này dâng sớ tham quyết triều đình. Điều này khiến cho quyền lực của tể tướng bị ảnh hưởng.
Tể tướng Hác Xử Tuấn là một đại thần quan trọng trong thời Đường Cao Tông và có uy tín cao. Tuy nhiên, sự phản đối của ông với việc Võ Tắc Thiên nhiếp chính khiến bà tức giận. Do không thể trực tiếp đối phó với Hác Xử Tuấn, nên Võ Tắc Thiên đã chọn cách trả thù hậu duệ của ông.
Nhét nút gỗ vào miệng khiến tù nhân không thể kêu la hay chửi bới
Hậu duệ của người tể tướng này chỉ là một vị quan nhỏ không mấy nổi bật, địa vị không cao. Trong thời kỳ trị vì của mình, Võ Tắc Thiên nắm giữ quyền lực tối thượng. Đến lúc này, bà nhớ lại sự việc năm xưa và ra lệnh cho người quy kết hậu duệ của tể tướng Hác Xử Tuấn vì tội phản quốc và xử tử.
Đối mặt với án xử chém, hậu duệ của vị quan này vẫn kiên quyết phủ nhận tội, đồng thời còn tố cáo Võ Tắc Thiên trước mặt nhiều người, vạch trần một số hành động đáng xấu hổ của bà trong triều. Điều này khiến nữ hoàng đế cảm thấy vô cùng tức giận.
Dù mạnh mẽ, quyết đoán nhưng nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên cũng bất an trước lời chỉ trích của những kẻ chống đối
Vì vậy, Võ Tắc Thiên đã ra lệnh nhét một nút gỗ hoặc miếng gỗ vào miệng tù nhân trước khi hành quyết để ngăn họ đưa ra những nhận xét, lời nói bất lợi. Động thái này bộc lộ sự bất an trong nội tâm của Võ Tắc Thiên. Bà lo ngại kẻ bị xử tử sẽ tiết lộ một số bí mật hoặc thông tin bất lợi cho mình, nên đã dùng đến biện pháp bịt miệng kỳ lạ này.
Đây cũng là cách giúp Võ Tắc Thiên có thể đảm bảo được uy quyền và hình ảnh là một nữ hoàng đế anh minh trong mắt người đương thời. Mặt khác, việc nhét nút gỗ vào miệng của tử tù cũng là cách khiến họ không thể gào khóc, làm ảnh hưởng đến việc thi hành án.
Ngoài xử chém, khi phạm nhân phải chịu hình phạt đau đớn như lăng trì thì cũng bị nhét một nút gỗ vào miệng. Vì vậy, cho dù có chịu nhiều đau đớn đến chết đi sống lại, phạm nhân cũng không thể phát ra bất cứ âm thanh kêu la gì.
Nguồn: Sohu, Baidu