Tất nhiên, tiếp sau là một bài giảng dài chói tai, mà “tư tưởng chủ đạo” là những ý quen thuộc kiểu: Sẵn có mẹ tụi bây quanh năm hầu hạ, dọn dẹp, đầu tắt mặt tối, hết giờ là phải vội vàng chạy về làm Ôsin cho cả nhà đây mà…

Mỗi khi nghe vợ “ca” bài ấy, anh chỉ thấy chán chường chứ rất ít cảm giác thông cảm hay chia sẻ. Anh thừa biết, vợ mình vất vả, con lại đang tuổi ăn tuổi phá, nhưng cái cách vợ “kể công” thường xuyên làm anh thấy ngán ngẩm vô cùng…  

Chẳng biết từ lúc nào, vợ anh chỉ sợ chồng vô tâm không biết những đóng góp của mình đối với gia đình nên thường xuyên nhắc nhở. Cách nhắc của vợ cũng khá “đặc biệt”. 

Giữa bữa cơm, chị bảo, may mà tôi có kiến thức, chịu khó mày mò chế biến, nên cha con “mấy người” mới có cơm dẻo canh ngon, thực phẩm sạch mà ăn mỗi ngày, chứ gặp phải bà vợ lười biếng, thì có mà cơmhàng cháo chợ, hoặc ăn toàn mấy thứ độc hại cũng không biết… Những lúc ấy, dù cơm canh ngon lành bổ dưỡng đến mấy, anh cứ thấy mắc nghẹn, cố nuốt...

Vợ ưa kể công 1

Ảnh minh họa

Có lần anh nghe vợ nói chuyện với mấy chị em bạn dâu trong nhà rằng, đừng có tưởng gái có công là chồng chẳng phụ, mấy ông bây giờ “vô ơn”lắm, bao nhiêu khó nhọc mình bỏ ra, họ đâu có biết. Phải luôn luôn gợi nhớ mới được. 

Vợ ra rả khoe, cái máy nước nóng này là em tằn tiện sắm về đấy nhé, chứ chờ anh, biết đến khi nào mới có. Vật dụng trong nhà đều qua tay vợ mua bán, nên mỗi khi chồng con lỡ tay làm trầy xước gì đó, là ôi thôi “Tôi nhịn ăn nhịn mặc mua về cho các người xài, mà vẫn không biết quý trọng là sao?”. 

Anh chưa đến nỗi phải ngượng ngùng xấu mặt, phần vì biết tính vợ, hơn nữa anh cũng đanglo phần lớn chi phí trong nhà. Nhưng cảm giác khó chịu thì ngày càng tăng, tỷ lệ thuận với đà kể lể của vợ.

Anh hết tiền tiêu, hỏi vợ, nhận được câu “ca” bất hủ, rằng,có phước mới lấy được tôi, chứ nếu anh rước phải con vợ bóc ngắn cắn dài, thì chắc cả nhà này húp cháo lâu rồi! Cầm chút “viện trợ” mà anh thấy đời sao… đen tối quá! Đôi lúc anh thầm nghĩ, giờ đã vậy, lỡ như mà anh chẳng thể nào cáng đáng nổi kinh tế gia đình, chẳng biết vợ còn đến mức nào.

Con cái cũng không thoát. Mỗi khi con làm được cái gì hay, lãnh được phần thưởng, giấy khen gì là vợ anh xăng xái bảo, đấy, không có mẹuốn nắn kèm cặp thì đừng có mơ, con ạ. Lỡ như con mắc lỗi là bài học hiếu thảo được vợ anh tuôn ra xối xả, nào là mang nặng đẻ đau, kiếm sống khó nhọc, con cái không hề coi trọng công sức cha mẹ… Anh chẳng hiểu sao vợ mình ngày càng cóhứng nói nhiều đến thế!

Riết rồi chỉ cần "nghe nhạc hiệu" là "biết chương trình", anh ngán ngại vô cùng mỗi khi biết vợ sắp “mở đài”. Thôi thì cứ nghĩ, lấy này bù kia, khuyên mãi mà vợ chẳng thay đổi được, cũng đành phải chịu…


Hội chứng thích "kể công"

Vợ ưa kể công 2