Điều trị bỏng bằng thuốc nam, chân bệnh nhân bị hoại tử đen kèm theo chảy mủ hôi thối

Mới đây, khoa Chấn thương chỉnh hình (Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang) mới tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nam 34 tuổi trong tình trạng cẳng chân 2 bên sưng tấy, phỏng nước, có phần trợt da, có phần hoại tử đen kèm theo chảy mủ hôi thối.

Các bác sĩ sau đó tiến hành làm sạch mủ và vệ sinh sạch sẽ tại vị trí bỏng, đồng thời điều trị toàn thân, truyền kháng sinh, truyền dịch, dùng thuốc giảm đau, thay băng và theo dõi đánh giá tổn thương bỏng hàng ngày.

b1

Bệnh viện cũng tiếp nhận liền thêm 2 trường hợp bệnh nhi bị bỏng nước sôi độ II và độ III tự ý chữa bệnh bằng thuốc nam.

Gia đình bệnh nhân chia sẻ, trước khi nhập viện 4 ngày, bệnh nhân đang sử dụng bếp gas công nghiệp thì bất ngờ dây ga tuột bắn ra khỏi bếp, bén lửa, gây bỏng nặng cho bệnh nhân. Được người quen giới thiệu lấy thuốc nam của một bà lang về đắp nhưng không đỡ, vết bỏng ngày càng sưng to và đau rát nên gia đình mới đưa bệnh nhân vào viện khám bệnh và điều trị.

Chưa dừng lại ở đó, bệnh viện cũng tiếp nhận liền thêm 2 trường hợp bệnh nhi bị bỏng nước sôi độ II và độ III. Sau khi bị bỏng, gia đình cũng đã đi lấy thuốc nam về đắp cho con trẻ, sau một ngày không đỡ, thấy bỏng sưng, tấy đỏ mới đem đến viện điều trị.

Hoại tử ngực do đắp lá thuốc nam chữa ung thư vú

b2

Cuối cùng, các bác sĩ sử dụng phương pháp tối ưu là phẫu thuật cắt bỏ khối u và chuyển vạt da tự thân che phủ tổn thương.

Đây là câu chuyện diễn ra rất phổ biến vài năm trở lại đây nhưng dường như vẫn chưa có điểm dừng. Mới nhất là vào tháng 2 năm nay, bệnh nhân 67 tuổi ở Quảng Ninh tự ý đắp lá thuốc nam chữa ung thư vú dẫn đến hoại tử một bên ngực. Không điều trị mà tự đắp thuốc ở nhà, bệnh nhân có khối u phát triển ngày càng lớn, đến Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí khám trong tình trạng lở loét, chảy mủ đục, mùi hôi và rất đau đớn.

Bệnh nhân sau đó được tư vấn trải qua một đợt điều trị bằng hóa chất tại bệnh viện nhưng không đáp ứng điều trị mà diễn biến xấu đi. Cuối cùng, các bác sĩ sử dụng phương pháp tối ưu là phẫu thuật cắt bỏ khối u và chuyển vạt da tự thân che phủ tổn thương.

Hoại tử bàn chân sau 4 ngày đắp thuốc nam chữa rắn cắn

b3

Sau 4 ngày đắp lá và uống thuốc nam, vết thương không thuyên giảm mà càng nghiêm trọng hơn.

Vào tháng 7 năm ngoái, một người đàn ông 53 tuổi (Tuyên Quang) bị rắn cắn vào mu bàn chân nhưng không đến viện mà ở nhà đắp thuốc nam dẫn đến hoại tử. Bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) trong tình trạng tổn thương mu chân phải lan rộng, sưng nề đỏ, có dịch mủ màu vàng, hôi, hoại tử. Sưng nề lan lên hết cẳng chân phải.

Trước đó, người đàn ông này bất ngờ bị rắn cắn. Thay vì đến bệnh viện, ông đã đắp lá và uống thuốc nam. Sau 4 ngày, vết thương không thuyên giảm mà càng nghiêm trọng hơn. Khi quá đau và đi lại khó khăn, bệnh nhân mới đến bệnh viện.

Hàng trăm con ấu trùng ký sinh trên cánh tay của người đàn ông đắp thuốc nam chữa đau nhức tay

b4

Bệnh nhân có đi "bốc thuốc Nam" về để hàng ngày rửa vết thương, sau một tuần rửa thấy sưng đau nhiều hơn, rỉ máu nên gia đình đưa đến BV Đa khoa tỉnh khám và điều trị.

Vào năm 2017, chúng ta còn được cả phen rúng động khi Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang tiếp nhận bệnh nhân nam, 51 tuổi trong tình trạng đau nhức vùng cánh tay phải kèm theo chảy dịch mủ thối và nhiều ấu trùng đang sống ký sinh tại vị trí ổ nhiễm trùng. Nguyên nhân cũng là do dùng thuốc nam để rửa nhọt mọc ở cánh tay.

Trước khi nhập viện khoảng gần một tháng, bệnh nhân K. bị nhọt ở cánh tay, đã tự điều trị ở nhà nhưng không khỏi. Sau đó có đi "bốc thuốc Nam" về để hàng ngày rửa vết thương, sau một tuần rửa thấy sưng đau nhiều hơn, rỉ máu nên gia đình đưa đến BV Đa khoa tỉnh khám và điều trị.

Tự ý chữa bệnh bằng thuốc nam, chuyên gia cảnh báo thói quen chữa bệnh truyền miệng hại thân

Theo BS Nguyễn Trung Cấp (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai), không chỉ là đắp thuốc nam, nhiều bệnh nhân cũng nhập viện trong tình trạng suy gan, suy thận do tự ý uống thuốc nam chữa bệnh. Việc chữa bệnh kiểu truyền miệng như này thực sự rất nguy hiểm.

n

Chung nhận định này, lương y Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cho biết thêm: "Dù điều trị Đông y hay Tây y thì người bệnh cũng cần tuân thủ đúng theo liều lượng, sự kiểm soát của bác sĩ, lương y chứ không tự ý mua về và sử dụng. Nhất là mua ở những nơi không đảm bảo uy tín, có thể gây nên tình trạng sức khỏe nguy kịch".

Ngoài ra, giới chuyên gia cũng khuyên, bệnh nhân khi quyết định sử dụng thuốc nam cũng cần có những hiểu biết nhất định, không được sử dụng theo kiểu truyền tai nhau, sử dụng bừa bãi, thiếu khoa học… Việc tự ý mua lá, rễ cây về sắc uống, đắp ngoài theo gợi ý của người quen mách bảo mà không theo chỉ định của thầy thuốc, không đến cơ sở thuốc y học cổ truyền được cấp phép… đều có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Ðể tránh tình trạng tiền mất tật mang, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh và người nhà người bệnh cần tỉnh táo trước những lời quảng cáo, giới thiệu về các phương pháp chữa bệnh chưa được kiểm chứng, thiếu cơ sở khoa học. Khi phát hiện các triệu chứng bệnh, cần đến các cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị đúng cách.