Với trẻ, trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả tri thức - Ảnh 1.

Câu nói của Einstein có thể khiến các bậc cha mẹ đang nuôi con hoài nghi, nhưng thực tế đã chứng minh, trí tưởng tượng và tri thức khoa học dường như chưa bao giờ ngừng đồng hành bổ trợ cùng nhau. Nhờ có trí tưởng tượng vĩ đại, phong phú thôi thúc khát khao khám phá mà loài người đã nỗ lực tìm tòi để chạm tới nhiều chân trời tri thức mới. Nếu không có trí tưởng tượng và nỗi mộng mơ khao khát được bay lượn trên không trung như những cánh chim tự do, thì có lẽ anh em nhà Wrights đã không sáng tạo ra những chiếc máy bay đầu tiên - là tiền đề của một trong những phương tiện giao thông nhanh nhất hiện nay.

Với trẻ, trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả tri thức - Ảnh 2.

Từ ngàn xưa, con người đã biết viết nên những câu chuyện cổ tích hay thần thoại khắc họa một cuộc sống mơ ước với những khả năng kì diệu mà con người mong muốn có được. Tất cả đang dần được hiện thực hóa thông qua những ý tưởng sáng tạo trong đời sống hiện thực từ những phát minh khoa học mang tính đột phá như tàu vũ trụ, máy bay, robot, v.v…

Ngày nay, sáng tạo và giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng cơ bản mà mọi người cần phải có, cho dù họ phải đối phó với một vấn đề hàng ngày ở gia đình hoặc một thách thức liên quan đến công việc. Nhưng để suy nghĩ bên ngoài hộp và đưa ra các ý tưởng sáng tạo, thúc đẩy cuộc sống, chúng ta cần sử dụng trí tưởng tượng để nhìn thấy mọi thứ vượt ra ngoài thực tế và theo đuổi khát khao chinh phục nó.

Với trẻ, trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả tri thức - Ảnh 3.

Nhiều nghiên cứu về trẻ em đã ủng hộ quan điểm này. Trong một bài viết công bố trên báo The Wall Street (Mỹ), bà Shirley S. Wang - tiến sĩ ngành Tâm lý học của Đại học Yale đã khẳng định, trí tưởng tượng giúp ích rất nhiều trong quá trình phát triển nhận thức của trẻ. Trong khi đó, tiến sĩ Naotmi Lavelle, người đứng sau chương trình khoa học nổi tiếng dành cho trẻ mang tên Science Wows cũng cho rằng, việc sử dụng trí tưởng tượng đặc biệt là trong các trò chơi thuở ấu thơ thúc đẩy các hoạt động của não bộ, góp phần vào quá trình phát triển toàn diện của bé và áp dụng vào thực tế cuộc sống sau này.

Với trẻ, trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả tri thức - Ảnh 4.

Với trẻ, trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả tri thức - Ảnh 5.

Bán cầu não trái có nhiệm vụ xử lý ngôn ngữ, tư duy trừu tượng, viết, tính toán, sắp xếp, phân loại, ghi nhớ từ ngữ và tri giác thời gian. Còn bán cầu não phải có vai trò xử lý hình tượng tổng thể, khái niệm không gian, phân biệt hình vẽ, khả năng cảm thụ âm nhạc, khả năng bắt chước. Bán cầu phải có cơ năng mang tính chỉnh thể, tổng hợp, sáng tạo, chủ quan trực giác, trí tưởng tượng, thái độ, tình cảm, ý chí của con người. Tuy rằng mỗi bên bán cầu não có chức năng riêng, song chúng luôn tương hỗ lẫn nhau trong quá trình hoạt động.

Với trẻ, trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả tri thức - Ảnh 6.

Phát triển cân bằng cả bán cầu não trái và bán cầu não phải là một trong những nguyên tắc quan trọng để phát triển trí tuệ cho trẻ. Nếu so sánh thì chúng ta thấy rằng, não phải thường ít sử dụng hơn não trái nên khiến cho sự phát triển trí tuệ của trẻ bị ảnh hưởng. Nhiều nhà nghiên cứu đã tính toán, mọi người thông thường chỉ sử dụng 5% - 10% tiềm năng của não, vì thế cha mẹ khi "khai thác" tiềm năng não trái của trẻ, đồng thời với phát triển trí tuệ, nhất định phải nhận thức đầy đủ tác dụng quan trọng của việc "khai thác" tiềm năng não phải.

Muốn trẻ trở nên thông minh hơn thì phải khai kích thích năng lực phi thường của não phải - đó là năng lực đóng vai trò chủ đạo trong sự khéo léo, óc thẩm mỹ, khả năng cảm thụ, tình cảm, sự say mê… và đặc biệt là óc tưởng tượng.

Trong cuốn sách "Một tư duy hoàn toàn mới" của mình, tác giả Daniel Pink từng nói rằng sau Thời đại Thông tin sẽ làm Thời đại Nhận thức, sau nền kinh tế thông tin sẽ là nền kinh tế xã hội - hay là bước tiến mới, kỷ nguyên của cách mạng 4.0 mà con người đang hồi hộp chờ đợi, với sự trỗi dậy của những năng lực xã hội dựa trên sự phát triển của não phải. Quan tâm tới bồi đắp trí tưởng tượng của não phải cũng là cách cha mẹ sẵn sàng cho con một sự hội nhập đối với kỷ nguyên mới.

Với trẻ, trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả tri thức - Ảnh 8.

Có khi nào các bậc cha mẹ cảm thấy có chút... ganh tị với trẻ nhỏ, khi thấy chúng háo hức khám phá thế giới xung quanh như thế nào? Trong nhịp quay cuồng của cuộc sống, của những gánh nặng mưu sinh và trách nhiệm, người lớn khó còn giữ được sự háo hức với môi trường xung quanh, khó còn duy trì được một tâm hồn đầy trí tưởng tượng bay bổng. Nhưng trẻ nhỏ thì hoàn toàn khác. Thực tế cho thấy, khi còn nhỏ, nhất là ở độ tuổi dưới 6, trí tưởng tượng của trẻ vô cùng phong phú. Bé có thể tự "vẽ" cho mình một thế giới đa dạng, đầy màu sắc, và "biến" những tình huống bình thường nhất thành những cuộc phiêu lưu thú vị.

Với trẻ, trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả tri thức - Ảnh 9.

Trẻ nhỏ học bằng cách tưởng tượng và thực hành. Chỉ một bãi cát cũng có thể biến thành hoang mạc, những chú côn trùng có thể biến thành vương quốc kỳ thú, hay những đám mây cũng đưa trẻ đến với vô vàn chân trời bay bổng. Đôi khi trẻ chơi trò đóng vai, sự "giả vờ" này không đơn thuần chỉ là một trò chơi con trẻ mà nó còn là cả một quá trình xây dựng kỹ năng rất cần thiết cho các con. Và hơn hết, chúng mang lại tiếng cười, khiến cho trẻ cảm nhận niềm vui, hạnh phúc tuổi thơ.

Với trẻ, trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả tri thức - Ảnh 10.

Chính vì vậy, một trong những phương pháp được đánh giá cao trong việc hỗ trợ con, kích thích phát huy tối ưu trí tưởng tượng là cho các bé thoải mái vui chơi, khám phá thế giới hết mình, thay vì "nhốt" trẻ trong nhà hàng ngày hay "nhồi nhét" bắt con học quá nhiều, dẫn đến ù lì, trì trệ. Đặc biệt, nên chú trọng những trò chơi mô phỏng, nhập vai, vừa khơi gợi trí tưởng tượng, óc sáng tạo ở con, vừa giúp trẻ trau dồi các kỹ năng khác như giao tiếp, xử lý tình huống… Ngoài vui chơi, vận động thể chất, các hoạt động kích thích tư duy như vẽ tranh, đọc sách, kể truyện… cũng được đánh giá cao trong việc phát huy trí tưởng tượng cho bé.

Với trẻ, trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả tri thức - Ảnh 11.

Để hỗ trợ cha mẹ trong quá trình giúp con phát huy trí tưởng tượng ngay từ khi còn nhỏ, những cuốn sách vải được làm từ chất liệu mềm mại, dịu nhẹ, đặc biệt phù hợp với làn da mong manh của bé và có chủ đề, màu sắc tươi sáng, sinh động, kích thích con phát huy tối ưu trí tưởng tượng. Đây là phương pháp được rất nhiều bà mẹ Việt đón nhận và đánh giá cao thời gian qua.

Trân trọng trí tưởng tượng của con, cùng con nuôi dưỡng sự sáng tạo và tâm hồn rộng mở, cũng chính là cách các bậc cha mẹ đang từng bước vun đắp, nuôi dạy nên những đứa trẻ hạnh phúc.

Với trẻ, trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả tri thức - Ảnh 13.