Trong tập 63 phim "Về nhà đi con", gia đình Vũ - Thư bắt đầu bị xáo trộn khi đón thành viên mới về nhà. Ấn tượng nhất là cảnh cu Bon đói khóc đòi bú ban đêm trong khi sữa chưa về, Thư đành gọi chồng dậy giúp đỡ.

Hình ảnh anh chàng lãng tử, phong độ trong mắt các cô gái bây giờ đã đậm chất ông bố bỉm sữa. Vũ khiến mọi người phải bật cười vì 2 tay cầm hộp sữa nhưng không biết phải pha thế nào. Rất may, anh đã có vị cứu tinh là bà nội cu Bon mang bình sữa đã pha sẵn sang.

2

Vũ cầm hộp sữa nhưng hỏi vợ phải pha thế nào.

Rất nhanh chóng, cu Bon đã được bố và bà nội cho ăn, mẹ Thư ngồi bên cạnh nhìn. Tuy nhiên, đây cũng là lúc 2 mẹ con Vũ bị bắt lỗi vì cho con nằm bú bình.

3

4

Cu Bon đã được bố và bà nội cho bú sữa.

Một lúc sau, Thư muốn vào nhà vệ sinh nên được mẹ chồng dẫn đi. Vũ tiếp tục mắc sai lầm là không bế con lên mà để con nằm và cố nhét núm bình vào miệng khi con đang khóc. Nhìn Vũ dỗ dành con cho ăn khiến nhiều người đồng cảm cảnh nuôi con mọn. Tuy nhiên, Vũ lóng ngóng cầm bình sữa cho con bú sai cách làm các mẹ phải đứng tim sợ con sặc.

Rất may sau đó mẹ của Vũ đã sửa sai vào bế cháu dậy cho ăn.

Lần đầu làm bố nên Vũ chưa có kinh nghiệm nuôi con. Thực tế việc cho con bú bình tưởng chừng là đơn giản và vô hại, nhưng có thể khiến trẻ tử vong nếu không được bú bình đúng cách.

5

Vũ bị bắt lỗi khi dỗ dành con cho ăn sai cách.

6

Cho trẻ bú bình thế nào là đúng?

Nếu bố mẹ dự định cho con bú bình thì không thể bỏ qua những lưu ý cụ thể về an toàn dưới đây. Hãy đảm bảo rằng, tất cả mọi người thay bạn cho bé bú những lúc bạn vắng nhà đều hiểu và nắm vững những điều này để bé không gặp những tai nạn đáng tiếc.

Cụ thể: Hãy đảm bảo tư thế ngồi của người cho bú thật thoải mái, bế trẻ trong lòng theo tư thế dốc, để đầu trẻ luôn cao hơn so với phần cơ thể còn lại. Tuyệt đối không cho trẻ bú bình khi đang nằm dù nằm nghiêng hay nằm ngửa vì trẻ có thể bị nuốt vào quá nhiều hơi hoặc bị sặc sữa.

Giữ đầu trẻ để trẻ có thể thở và mút sữa thoải mái. Quệt nhè nhẹ núm bình lên môi trẻ để trẻ tự giác há miệng và tự mút núm vú. Không nên nhét trực tiếp núm bình vào mồm bé khi bé chưa sẵn sàng.

Không nên cho bú khi bé quấy khóc hoặc ngừng ngay nếu bé quấy khóc và vặn vẹo quá nhiều. Bé có thể nuốt cả hơi trong khi bú gây nôn trớ hoặc đau đớn. 

Luôn giữ cho núm vú đầy sữa trong khi trẻ bú bình

Khi cho trẻ bú bình, luôn giữ bình sữa hơi nghiêng để đầu núm vú cao su luôn đầy sữa, nếu không con bạn có thể sẽ nuốt phải hơi, khiến trẻ rất dễ bị nôn, trớ.

Nguyen-tac-cho-tre-bu-binh

Bú bình đúng cách sẽ giúp bé tận hưởng bữa ăn của mình vui vẻ hơn.

Vỗ ợ hơi cho trẻ 

Đôi khi con cần dừng lại một chút trong khí bú và có thể cần được vỗ ợ hơi, đặc biệt nếu bạn thấy con đang bú mà trở nên khó chịu hay quấy khóc, hãy dừng cho trẻ bú và vỗ ợ hơi cho con trước khi tiếp tục cho con ăn.

Khi con nhả núm vú ra và biểu hiện đã bú no, bế trẻ thẳng lưng, ngực áp vào một bên ngực của bố hoặc mẹ, mặt tựa vào hõm vai bố hoặc mẹ và nhẹ nhàng vỗ lưng để trẻ ợ hơi. Có thể con sẽ trớ ra một ít sữa, nếu con trớ ra quá nhiều hoặc nôn thành vòi rồng, hãy vệ sinh mũi và miệng cho trẻ thật sạch sẽ sau khi trẻ nôn xong.

Không nên bắt trẻ tiếp tục bú sau khi nôn trớ xong trừ khi con có biểu hiện muốn bú thêm. Hãy kiểm tra xem lỗ ở trên núm bình có quá to hay không, sữa chảy vào miệng trẻ quá nhiều và quá nhanh cũng có thể gây ra nôn, trớ.

Sau khi vỗ ợ hơi, hãy bế con thẳng lưng thêm một lúc nữa rồi mới đặt con xuống, cũng không đung đưa, rung lắc hay đùa giỡn với trẻ. Hãy đặt bé nằm nghiêng bên trái, kê gối hơi cao khoảng 15 phút trước khi cho bỏ gối ra và để con nằm các tư thế khác.

Bỏ đi những phần sữa thừa 

Đừng quên bỏ đi những phần sữa thừa trong bình dù là sữa mẹ hay sữa công thức sau khi con đã bú xong.

Đừng để con lại một mình 

Không bao giờ được để con một mình nằm bú với một bình sữa dựng đứng vì nó có thể khiến trẻ bị sặc sữa. Sau khi cho con bú xong, hãy luôn để ý tới các biểu hiện của trẻ.

Hãy tham gia một khóa học sơ cấp cứu cơ bản để biết bạn nên làm gì trong các trường hợp con bị sặc, hóc và ngừng thở tạm thời.