Vì sao chúng ta ngày càng khó có được sự vui vẻ đơn thuần, chân thật tới từ tận trái tim?
Câu hỏi này khi được đưa ra trên mạng, đã có khoảng 3,8 triệu lượt quan tâm, trong đó có một câu trả lời nhận được lượt like khá cao đó là:
"Chúng ta luôn mong chờ một kết quả, xem một cuốn sách mong chờ nó biến ta trở nên sâu sắc hơn, đi bơi rồi mong chờ nó giúp ta trở nên gầy hơn, gửi tin nhắn rồi mong chờ được hồi âm, đối xử tốt với người khác rồi mong chờ được đối xử tốt lại.
Những kết quả mà bạn mong chờ đó, nếu thành hiện thực, bạn sẽ thở phào nhẹ nhõm, nhưng nếu không thành hiện thực, bạn lại ngồi đó tự trách móc mình.
Nhưng cũng là chúng ta, khi còn nhỏ, dành cả một buổi chiều ngồi ngắm đàn kiến chuyển nhà, đợi đá mọc ra hoa, lúc đó, chúng ta không mong chờ kết quả, nước mắt nụ cười đều rất đơn thuần."
Mong muốn càng nhiều, ngược lại càng khó có thứ gì đó có thể chạm tới chúng ta, khiến chúng ta vui vẻ.
Chúng ta luôn cho rằng, đợi tới khi có được thứ gì đó rồi tôi sẽ vui vẻ, hoặc là đợi đạt được mục tiêu nào đó thì tôi mới hạnh phúc.
Thực ra, chúng ta đang nghĩ lộn rồi, ở mỗi một cái hiện tại, chúng ta đều có quyền lợi có được sự vui vẻ, hạnh phúc.
Chỉ khi xem niềm vui là con thuyền, bạn mới có thể chạm tới nơi xa vời mà bạn hằng mong ước nhanh hơn.
Vậy thì tiếp theo, chúng ta sẽ bàn về việc làm sao để có được niềm vui.
Xem sự vui vẻ như một kiểu tự giác kỉ luật
Phương pháp vui vẻ tự giác xuất phát từ cuốn "The Code of the Extraordinary Mind" của tác giả Vishen Lakhiani, ông là một trong những chuyên gia có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực phát triển cá nhân ngày nay.
Theo ông, phương pháp vui vẻ tự giác là một bài tập siêu việt, nghĩa là một bài tập về mức độ ý thức mà bạn tiếp thu hoặc đã thành thạo.
Nói đơn giản thì là thông qua phương pháp luyện tập để giải phóng những cảm xúc tiêu cực bên trong bạn, giúp bạn cảm nhận được sự tươi đẹp và tích cực của cuộc sống, từ đó tìm được niềm vui.
Vui vẻ một cách tự giác kỉ luật nghĩ là dùng sự vui vẻ trói buộc bản thân.
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ luôn phải chịu đựng rất nhiều các loại ràng buộc, bị quy tắc xã hội ràng buộc, bị điều luật công ty ràng buộc… vậy thì bây giờ, chúng ta cùng thử bị niềm vui "ràng buộc".
Niềm vui là thứ có thể nắm bắt, khi mọi thứ có vẻ như không được đúng hướng cho lắm, chúng ta có thể bảo mình quay lại trạng thái vui vẻ rồi sau đó hãy tiếp tục.
Có một lần, D. và T. vì chuyến bay bị hoãn mà đã phải kẹt lại ở trong khách sạn thêm vài tiếng, phần lớn mọi người khi gặp phải tình huống này đều sẽ cảm thấy khó chịu hoặc bực mình.
Nhưng hai người họ lại không như vậy.
Ở trong phòng khách sạn, hai người họ mặc áo đôi, nhảy nhót theo nhạc, họ vui vẻ, tận hưởng, dường như không hề cảm thấy không vui vì chuyện chuyến bay bị hoãn.
Nắm bắt vui vẻ hoàn toàn không phải chỉ là một câu nói mang tính khích lệ, chúng ta hoàn toàn có thể thông qua bất cứ phương pháp hiệu quả nào đó để tìm lại sự vui vẻ khi mà tâm trạng đang không vui.
Phương pháp này chính là phương pháp vui vẻ một cách kỉ luật tự giác, xem niềm vui là một sự tự giác kỉ luật.
Niềm vui đến từ đâu?
Muốn học được phương pháp vui vẻ tự giác, trước tiên, bạn cần phải hiểu được nguồn gốc của niềm vui.
Niềm vui có thể được hiểu là một nụ cười hoặc một cảm giác lâng lâng dâng lên từ trong đáy lòng, nhưng đó chỉ là những hình thức thể hiện cuối cùng của niềm vui, còn nguồn gốc của nó tới từ đâu?
1. Niềm vui tới từ cảm giác trải nghiệm riêng biệt
Nếu một người nào đó để tâm tới danh tiếng, sự vinh danh, vậy thì sự công nhận và khen thưởng từ công ty sẽ là nguồn gốc niềm vui của họ.
Nếu một người để tâm tới thành tựu, vậy thì khi chốt thành công một đơn hàng lớn, sẽ khiến họ vui mừng khôn xiết.
Đây chính là trải nghiệm riêng biệt của mỗi người.
Nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng trải nghiệm này sẽ thúc đẩy sự tiết ra một chất hóa học trong cơ thể con người, và mang lại cho chúng ta niềm vui ngắn hạn.
2. Niềm vui tới từ sự trưởng thành và thức tỉnh
Khi bạn đạt tới một mức độ ý thức cao hơn, niềm vui cũng sẽ theo đó mà tìm tới.
Chẳng hạn, khi bạn đọc hết một cuốn sách, bạn hiểu ra được một điều mà trước giờ bạn vẫn luôn phân vân; hay khi bạn học được thêm một kĩ năng mới; nhìn thấy một chân trời mới; lúc này, sự trưởng thành và bừng sáng trong ý thức sẽ đem lại cho bạn niềm vui vô bờ bến.
So với loại một thì niềm vui này khó đạt được hơn, nhưng ảnh hưởng tàn dư của nó lại rất lâu dài.
3. Niềm vui tới từ ý nghĩa
Nhà tâm lý học xã hội Roy Baumeister phát hiện ra rằng niềm vui và "sự theo đuổi ý nghĩa" có sự kết nối với nhau.
Ý nghĩa, là một phần quan trọng của niềm vui, là viễn cảnh, tầm nhìn và ước ao của chúng ta cho tương lai.
Cuộc đời không có ý nghĩa là cuộc đời không có mục đích, nhưng ý nghĩa cũng không hề đồng nghĩa với việc bạn có bao nhiêu thành tựu hay thành công tới đâu.
Chẳng hạn, nuôi dạy con cái thành người là một việc vô cùng ý nghĩa, hôm nay bạn giúp đỡ một ai đó… những điều rất nhỏ nhặt thôi cũng có thể là ý nghĩa cuộc sống.
Khi biết được nguồn gốc của niềm vui, chúng ta mới có thể đi tìm niềm vui, tìm ra được chiếc nút có thể kích hoạt niềm vui bất cứ lúc nào.
3 bí quyết giúp cải thiện chỉ số vui vẻ của bạn
Vishen Lakhiani trong cuốn sách của mình có nhắc tới 3 bí quyết giúp có được niềm vui, ông chỉ ra rằng ba phương pháp này đều đã được khoa học chứng minh, chúng không chỉ giúp bạn thoát khỏi nghịch cảnh mà còn giúp chỉ số vui vẻ của bạn tăng cao hơn trước.
1. Cảm kích
Tiến sĩ Robert Emerson và Tiến sĩ Michael McCullough đã từng thực hiện một nghiên cứu, trong đó họ yêu cầu những người tham gia viết ra 5 điều khiến họ cảm thấy biết ơn vào tuần trước, đồng thời để một nhóm người khác viết ra 5 điều khiến họ cảm thấy khó chịu.
Kết quả là, mức độ hạnh phúc của nhóm người viết ra 5 điều cảm kích cao hơn nhóm người viết ra những lời phàn nàn 25%.
Cảm kích khiến con người ta dễ dàng phát hiện ra những điều tốt đẹp trong cuộc sống, giống như tiểu thuyết gia người Anh, William Makepeace Thackeray từng nói: "Cuộc sống là một tấm gương, bạn cười, nó cũng cười; bạn khóc nó cũng khóc."
Hawking, bậc thầy khoa học vĩ đại của thế giới, đã sống trên chiếc xe lăn trong hơn ba mươi năm, số phận dường như không có chút thương hại nào với ông, nhưng ông nói:
"Tay của tôi vẫn có thể hoạt động, não của tôi vẫn có thể tư duy, tôi có lý tưởng mà mình muốn theo đuổi tới cùng, tôi có người thân và bạn bè, những người tôi thương và thương tôi."
Bất kể cuộc sống có tàn khốc tới đâu, ông đều mang trong mình sự biết ơn và khát khao với cuộc sống.
Con người đừng nên chỉ chăm chăm vào những thứ mà mình vẫn chưa đạt được, mà nên ngoảnh đầu nhìn lại những thứ mình đang có.
Ngoảnh lại nhìn về phía sau là một phương thức hữu hiệu giúp bồi dưỡng lòng biết ơn, phương pháp này tới từ Sullivan, một huấn luyện viên của các doanh nhân.
Chúng ta thường có xu hướng so sánh hiện tại với mục tiêu, ngấm ngầm so sánh khoảng cách giữa hiện tại và tương lai, như kiểu nếu không đạt được mục tiêu thì tôi không xứng để vui vẻ, khi còn chưa có được thứ mình muốn, tôi sẽ không thể vui vẻ lên được.
Phần lớn phiền não của con người đều tới từ điều này, chúng ta tập trung hết mọi sự chú ý và hi vọng cho tương lai, mà bỏ qua những niềm vui mà chúng ta vốn dĩ có được ở hiện tại.
Hãy ngoảnh đầu nhìn lại quá khứ, cảm kích với tất cả những gì mà mình đã có được.
Khi bạn cảm thấy thất vọng, buồn bực, hãy tự hỏi mình, "Mày đang lấy cái gì ra để so sánh vậy?", nếu bạn đang so sánh với tương lai, vậy thì hãy mau chóng dừng lại, quay người lại, nhìn về tất cả những gì mà bạn đã hoàn thành trước đó.
Có một phương pháp bồi dưỡng lòng cảm kích đó là mỗi ngày hãy liệt kê ra những điều khiến bạn cảm thấy biết ơn, viết lại những người hoặc việc khiến bạn cảm kích, theo thời gian, dần dần bạn sẽ có thể chạm vào cảm giác vui vẻ.
2. Tha thứ
Tha thứ cho người khác thực ra là đang tạo phúc cho bản thân.
Có người nói: người khác tức giận, tôi không tức giận, tức giận ra bệnh ai chịu thay. Tôi mà tức chết, lỡ ai đó mãn nguyện, há chẳng phải vừa phí sức vừa hao tổn tinh thần ư.
Chúng ta tức giận, oán than người khác cũng không sai, nhưng nói cho cùng, tổn thương cũng chỉ có bản thân mà thôi. Không quan tâm, chẳng qua cũng chỉ là nén sự tức giận vào sâu trong tim mà thôi, tha thứ mới là sự giải thoát cho sự thù hận.
N. từ nhỏ vì gia đình khó khăn, mẹ quá trọng nam khinh nữ, không quan tâm cô, ba thì nhu nhược không có chủ kiến, khiến cô tức giận tới nỗi bỏ cả nhà đi, ngày quay lại, cô sớm đã trở thành một phụ nữ tài giỏi và thành công, có đủ khả năng để tự bảo vệ mình, nhưng cô vẫn luôn đắm mình trong cái vết thương do gia đình gây nên, sống không hề vui vẻ.
Sự kiên cường của cô chẳng qua chỉ là muốn che sự yếu đuối của mình, cô tưởng rằng mình sẽ vạch ra được ranh giới với quá khứ, không quan tâm tới những tổn thương trong quá khứ, nhưng thực tế không phải vậy, không quan tâm không đồng nghĩa với việc buông bỏ.
Nhưng rồi, cuối cùng cô cũng đã tìm lại được tình thân mà mình mất đi đã nhiều năm, bù đắp cho những khoảng trống về tinh thần sâu trong tim, cô cuối cùng đã có thể mỉm cười hòa giải với quá khứ, tìm kiếm được tình thân thực sự, niềm vui thực sự.
Tha thứ là sự giải thoát, không phải là buông tha cho người khác, mà là buông tha cho chính mình.
Nhưng làm sao để chúng ta có thể tha thứ?
Bước 1, trả lại cảnh cũ
Nhắm mắt lại, đưa mình trở lại quá khứ, cảm nhận hoàn cảnh xảy ra sự việc.
Bước 2, cảm nhận nỗi đau và bi thương
Cứ để cảm xúc tuôn ra tự nhiên, cảm nhận sự đau khổ mà cảm xúc mang lại, những đừng quá lâu, vài phút là được.
Bước 3, bước ra từ trong sự tha thứ
Nhìn người làm tổn thương bạn với sự đồng tình và cảm thông, người đáng hận có lẽ cũng có điểm đáng thương, tưởng tượng xem biết đâu họ từng bị người khác làm tổn thương nên mới làm tổn thương lại người khác.
Dần dần, cảm xúc tiêu cực của bạn về người đó sẽ giảm bớt, không ngừng lặp lại, cho tới khi bạn thực sự buông bỏ thì thôi.
Tha thứ không đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận cách làm của người khác, mà là khi bạn thực sự học được cách tha thứ, bạn sẽ có được cho mình một nội tâm vững vàng, những người từng làm tổn thương bạn sẽ không thể nào quấy nhiễu bạn được nữa.
3. Cho đi
Có một thiền tăng từng nói, bí quyết khiến mình vui vẻ, nằm ở chỗ khiến người khác vui vẻ.
Bỏ ra, chính là sự tiếp nối của lòng biết ơn. Nghiên cứu của tiến sỹ Roy F. Baumeister cho thấy, miêu tả mình là "người cho đi" sẽ giúp chúng ta cảm nhận được nhiều ý nghĩa cuộc sống hơn.
Như đã nói, niềm vui tới từ cảm giác ý nghĩa, vì vậy, một người biết cho đi sẽ dễ dàng có được niềm vui hơn.
Có một công ty trước ngày Valentine một ngày đã cho tổ chức hoạt động "thiên sứ bí mật", họ viết tên của từng người lên trên giấy, mọi người tới bốc thăm, bốc được tên ai thì họ sẽ trở thành thiên sứ bí mật cho người đó 1 tuần.
Trong một tuần đó, họ phải làm một việc khiến người khác cảm thấy vui vẻ, chẳng hạn như một cốc cà phê vào buổi sáng, một bó hoa bất ngờ, hoa quả hay một tờ thiếp chúc mừng. Sau khi một tuần kết thúc, công ty sẽ công bố ai là thiên sứ của ai.
Kết quả là trong một tuần, mọi người ai nấy đều rất phấn khởi, chuẩn bị đủ mọi loại bất ngờ, người nhận được quà vô cùng vui mừng.
Điều bất ngờ đó là, người tặng quà trông cũng rất hớn hở, mỗi ngày đều nghĩ xem nên chuẩn bị điều gì, trông thấy nụ cười trên môi người được nhận, họ cảm thấy rất xứng đáng.
Cho đi là truyền tải niềm vui tới người khác, đó có thể chỉ là những chuyện vô cùng nhỏ nhặt, nhưng sự nỗ lực của bạn và phản hồi nhiệt tình của người khác, tất cả đều sẽ trở thành nguồn động lực cho niềm vui của bạn.
Vui vẻ hoàn toàn không phải một chuyện gì quá khó khăn, khó là ở chỗ duy trì niềm vui ấy một cách kỉ luật tự giác, duy trì nó mỗi ngày.
Xem hết bài viết này, hi vọng bạn có thể nắm được phương pháp nắm bắt niềm vui, là một người vui vẻ mỗi ngày.