Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc sau đó lan ra nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, các thông tin xoay quanh tình hình dịch bệnh như số ca nhiễm, biện pháp phòng tránh nhiễm virus luôn được người dân trên toàn cầu quan tâm và cập nhật mỗi ngày... Đây là điều đáng mừng, tuy nhiên đôi khi người dân có thể tiếp cận những tin đồn sai lệch về dịch bệnh khiến việc phòng bệnh không thể được thực hiện hiệu quả.
Mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới WHO tiếp tục đưa ra lời đính chính về một số tin đồn sai lệch về dịch COVID-19. Cụ thể:
1. Virus nCoV không thể lây lan ở những vùng có khí hậu nóng ẩm?
WHO: Nhiều bằng chứng cho thấy virus gây ra dịch COVID-19 có thể lây truyền ở TẤT CẢ CÁC VÙNG, bao gồm cả những khu vực có thời tiết nóng và ẩm. Dù bạn ở nơi có khí hậu như thế nào, bạn đều nên áp dụng các biện pháp phòng chống dịch.
Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân trước COVID-19 là thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước. Bằng cách này, bạn có thể loại bỏ virus có thể ở trên tay và tránh lây nhiễm khi chạm tay vào mắt, miệng và mũi.
2. Thời tiết lạnh và tuyết có thể giết chết coronavirus mới?
WHO: Không có lý do để tin rằng thời tiết lạnh có thể giết chết coronavirus mới hoặc virus gây ra các bệnh khác. Cách hiệu quả nhất để bảo vệ bạn trước coronavirus mới là thường xuyên làm sạch tay bằng dung dịch rửa tay có cồn hoặc xà phòng.
3. Tắm nước nóng ngăn ngừa được coronavirus mới?
WHO: Tắm nước nóng sẽ không thể giúp bạn phòng ngừa COVID-19. Cách tốt nhất để bảo vệ bạn trước COVID-19 là thường xuyên rửa tay đúng cách. Bằng cách này, bạn có thể loại bỏ virus có thể ở trên tay và tránh lây nhiễm khi chạm tay vào mắt, miệng và mũi.
4. Coronavirus mới có thể lây truyền qua muỗi đốt?
WHO: Cho đến nay vẫn chưa có thông tin cũng như bằng chứng nào cho thấy coronavirus mới có thể truyền qua muỗi. Chủng coronavirus mới là một loại virus gây bệnh đường hô hấp, lây lan chủ yếu qua các giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc qua nước mũi người bệnh.
Để bảo vệ bản thân, bạn hãy làm sạch tay bằng cách thường xuyên rửa tay bằng dung dịch rửa tay có cồn hoặc rửa tay bằng xà phòng và nước. Ngoài ra, cần tránh tiếp xúc gần với bất cứ ai đang ho và hắt hơi.
5. Máy sấy tay có hiệu quả trong việc tiêu diệt coronavirus mới không?
WHO: Không. Máy sấy tay không hiệu quả trong việc tiêu diệt virus nCoV. Để bảo vệ bản thân, bạn hãy làm sạch tay bằng dung dịch rửa tay có cồn hoặc rửa tay bằng xà phòng. Sau khi tay của bạn được làm sạch, hãy lau khô chúng bằng khăn giấy hoặc máy sấy ấm.
6. Phun rượu hoặc clo lên khắp cơ thể có thể tiêu diệt coronavirus mới?
WHO: Không. Xịt rượu hoặc clo lên khắp cơ thể bạn sẽ không diệt được virus đã xâm nhập vào cơ thể bạn. Ngược lại, xịt các chất như vậy có thể gây hại cho quần áo hoặc mắt, miệng...
Dù rượu và clo đều có thể hữu ích để khử trùng bề mặt, nhưng chúng cần được sử dụng theo các khuyến nghị thích hợp.
7. Vắc-xin chống viêm phổi có bảo vệ bạn chống lại coronavirus mới?
WHO: Không. Vắc-xin chống viêm phổi, như vắc-xin phế cầu khuẩn và vắc-xin Haemophilus cúm loại B (Hib) không thể bảo vệ chúng ta khỏi coronavirus mới.
Virus này rất mới và khác biệt đến nỗi nó cần vắc-xin riêng. Các nhà nghiên cứu đang cố gắng phát triển một loại vắc-xin chống lại 2019-nCoV và WHO đang hỗ trợ những nỗ lực của họ.
Mặc dù các loại vắc-xin chống viêm phổi không hiệu quả đối với nCoV, nhưng nó vẫn được khuyến khích để bảo vệ sức khỏe của bạn.
8. Thường xuyên rửa mũi bằng nước muối giúp ngăn ngừa nhiễm coronavirus mới?
WHO: Không có bằng chứng cho thấy việc thường xuyên rửa mũi bằng nước muối có thể bảo vệ mọi người khỏi bị nhiễm coronavirus mới.
Tuy nhiên, có một số ít bằng chứng cho thấy rằng nếu thường xuyên rửa mũi bằng nước muối, mọi người sẽ phục hồi nhanh hơn khi bị cảm lạnh thông thường. Hiện tại, thường xuyên rửa mũi vẫn chưa được chứng minh là có thể ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp.
9. Thuốc kháng sinh có thể ngăn ngừa và điều trị coronavirus mới?
WHO: Không, thuốc kháng sinh không có tác dụng chống lại virus mà chỉ có tác dụng với vi khuẩn. Trong khi đó, virus coronavirus chủng mới lại là một loại virus và do đó, chúng ta không nên sử dụng kháng sinh như một biện pháp phòng ngừa hoặc điều trị.
Tuy nhiên, nếu bạn phải nhập viện vì nhiễm nCoV, bạn vẫn có thể được dùng kháng sinh để giải quyết sự đồng nhiễm vi khuẩn.
Nguồn: WHO