Từ lâu, chúng ta đã xem Ai Cập cổ đại là nơi khởi nguồn cách xử lý thi thể người chết, gọi là ướp xác, nhưng thực tế đã có nhiều câu chuyện thần bí về xác ướp ở khắp nơi trên thế giới. Trung Quốc không có truyền thống ướp xác nhưng có nhiều xác ướp đã hình thành trong điều kiện tự nhiên. Đặc biệt, người ta cũng đã phát hiện một số xác ướp kỳ lạ, niên đại có thể là từ 4000 năm trước. Chúng có khuôn mặt trắng và rất khác với người Trung Quốc, có những đặc điểm của con người vùng Lưỡng Hà, Châu Âu, Tây Bắc Á và Ấn Độ khiến các nhà khảo cổ càng khó hiểu.
Mối liên hệ giữa phương Đông và phương Tây thú vị hơn chúng ta đã nghĩ. Những năm 1970 - 1980, người ta đã phát hiện ra nhiều xác ướp tự nhiên ở vùng lòng chảo Tarim, Tân Cương, Trung Quốc. Các thi thể tồn tại trong môi trường vô cùng khô ráo, không chỉ khuôn mặt vẫn còn rõ ràng từng nét mà trang phục lẫn các vật dụng khác cũng vẫn còn nguyên vẹn.
Năm 1988, một vị học giả người Mỹ đã đến Trung Quốc nghiên cứu những xác ướp này, ông rất bất ngờ khi nhận thấy những thi thể này có gương mặt như người da trắng. Tại sao một người đàn ông da trắng lại xuất hiện ở Trung Quốc hơn 3000 năm về trước, ở thời điểm phương Đông và phương Tây không hề có sự liên hệ trực tiếp nào.
Trong lúc vẫn đang hoang mang, các nhà khoa học lại phát hiện một manh mối mới từ tấm vải trên một xác ướp nhỏ. Họ khẳng định đây là một loại vải dệt có nguồn gốc từ Châu Âu cổ đại, kỹ thuật may và họa tiết vải giống như những mẫu vật được khai quật ở Đức, Áo và khu vực Bắc Âu. Ngoài ra, chất liệu trang phục là len, trong khi người Trung Quốc thời cổ thường dệt vải từ các sợi thực vật hoặc từ lụa.
Thêm vào đó, một manh mối quan trọng khác được tìm ra từ nơi chôn cất xác ướp, họ đã sử dụng các công cụ bằng đồng khi còn sống. Với người Trung Quốc, khi nhắc đến cổ vật đồng chắc chắn sẽ nghĩ đến bộ chuông đồng, đỉnh đồng, ngọn giáo của Ngô vương Phù Sai, thanh kiếm của Việt vương Câu Tiễn,... Tuy nhiên, thế giới lại cho rằng kỹ thuật luyện đồng có nguồn gốc từ nền văn minh Lưỡng Hà, kỹ thuật đúc đồng của Trung Quốc chỉ là tiếp thu và cải tiến từ bên ngoài.
Người ta còn phát hiện cạnh xác ướp bí ẩn kia còn có xương đầu ngựa, móng ngựa, yên ngựa và quần cưỡi ngựa. Con ngựa là đại diện cho khu vực giao thoa nền văn minh Á Âu. Người dân ở đó đã thuần hóa ngựa hoang từ cách đây 5500 năm. Ngựa Trung Quốc chỉ xuất hiện vào cuối những năm 2000 và xác suất cao cũng là du nhập từ phương Tây.
Chẳng những vậy, tại nơi tìm được các xác ướp này, các nhà khoa học cũng đã khai quật được một số vật phẩm từ nền văn minh Trung Quốc và họ suy đoán rằng, những người này khi còn sống đã có hoạt động trao đổi hàng hóa với người Hán ở Trung Nguyên.
Điều gây kinh ngạc hơn là trong bảo tàng Hermecca ở Nga có lưu giữ một xác ướp được khai quật ở Siberia có nhiều điểm tương đồng với các xác ướp bí ẩn ở Tân Cương, trong khi khoảng cách giữa chúng là 1000 km. Bên cạnh xác ướp có một xác ướp ngựa và yên ngựa được đặt kế bên. Còn có 2 bánh xe ngựa với vành lớn, nan hoa dài. Bánh xe to lớn, nan hoa rất nhiều là những ấn tượng mà Trung Quốc cổ đại thời kỳ đầu đối với người phương Tây. Và những xác ướp ở Tân Cương cũng có những bánh xe đặc trưng này.
Vậy thì xác ướp Tân Cương thần bí đến từ đâu? Các nhà khảo cổ học không thể chứng minh được nguồn gốc rõ ràng của chúng. Kỹ thuật dệt từ Châu Âu, kỹ thuật đúc đồng từ vùng Lưỡng Hà, ngực thuần hóa có nguồn gốc từ khu vực biên giới Á Âu và một số xác cướp có mang trang sức bằng vỏ sò Ấn Độ Dương.
Hi vọng sau cuối chính là nhờ vào phân tích nhóm ADN từ giáo sư Kim Lực (một nhà di truyền học, phó hiệu trưởng trường đại học Phục Đán và đang công tác tại Trung tâm gen người quốc gia và Viện di truyền Phục Đán, Thượng Hải, Trung Quốc). Dù những xác ướp được bảo vệ gần như rất hoàn hảo nhưng trải qua hàng nghìn năm cũng đủ để phá hủy các cấu trúc di truyền, rất khó để trích xuất ADN. Sau nhiều nỗ lực, nhóm của giáo sư Kim Lực cuối cùng cũng đã rút được mô cơ từ một trong 2 đùi của xác ướp.
Theo kết quả phân tích, các đặc điểm di truyền đến từ Đông Âu, Trung Đông, Siberia, Mông Cổ, Ấn Độ, thậm chí là có cả Đông Á, là một kết cấu hỗn hợp đa sắc tộc. Sự di cư ở khắp các lục địa Á Âu, không chỉ tạo ra dòng máu đa sắc tộc mà nó còn mang đến những nền văn hóa và công nghệ khác nhau. Giáo sư Kim Lực tin rằng, khu vực lòng chảo Tarim là con đường chính di cư sang phía Đông của các dân tộc cổ đại. Nói không ngoa thì nơi đây chính là “lò luyện quốc tịch siêu to khổng lồ” của thế giới cổ đại.
Phương Đông và phương Tây luôn tồn tại sự tác động lẫn nhau nhưng không trực tiếp như mối quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia. Thay vào đó là sự thúc đẩy truyền bá văn hóa và kỹ thuật thông qua việc di cư và hội nhập của các nhóm dân tộc. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy nền văn minh của Trung Quốc thực sự bị ảnh hưởng bởi nhiều nền văn minh xung quanh.
Nguồn: Zhihu