Gỏi cuốn đem lại tự hào cho người Việt khi được Tổ chức kỷ lục châu Á xác lập danh hiệu là "thức ăn mang giá trị ẩm thực của khu vực".
Gỏi cuốn là món ăn dễ tính và chiều được nhiều người.
Có đủ vị chua, cay, mặn, ngọt, thơm.
Có đủ vị chua, cay, mặn, ngọt, thơm.
Ở Sài Gòn, từ lâu gỏi cuốn là thứ đồ ăn được ưa chuộng, bởi ít có món nào dễ tính và chiều được nhiều người như thế. Từ người mập ăn kiêng tìm đến gỏi cuốn để thưởng thức sự thanh đạm khi yêu cầu nhiều rau, người bình thường lại có thể ăn no gỏi cuốn vì không bị ngấy. Gỏi cuốn có thể dùng để ăn dặm giữa buổi cho bớt đói lòng, ăn chơi cho khỏi “buồn miệng”, không thì dùng thay bữa chính cũng hay.
Chỉ từ 4 nguyên liệu chính là bánh tráng, rau (rau sống và rau thơm), bún, thịt, tôm, gỏi cuốn mang đủ vị chua, cay, mặn, ngọt, thơm.
Thịt heo được lựa từ thớ ba rọi vừa mỡ vừa nạc; tôm luộc hoặc hấp màu đỏ tươi bắt mắt; thêm chút bún, giá đỗ, rau thơm, xà lách, hẹ... dùng bánh tráng cuốn ngoài thành từng phần ngon lành.
Gỏi cuốn muốn ngon thì nguyên liệu phải tươi, người cuốn có kỹ thuật khéo léo, chắc tay để cho gỏi đẹp nhưng không quá dùng sức nếu không gỏi sẽ bị bung, vỡ. Nhưng yếu tố quyết định đến vị ngon và khó quên của món ăn này là nước chấm.
Nước chấm này đặc biệt đến nỗi chỉ cần ngửi thấy mùi là nhiều người nhỏ nước miếng vì thèm gỏi cuốn. Có 2 loại nước chấm chính là nước tương và mắm nêm.
Gỏi cuốn với mắm nêm đặc biệt.
Gỏi cuốn với nước tương ngọt lành. Cô chủ quán khá rộng rãi về khoản nước chấm...
Có thể gọi 1 loại hoặc cả 2 loại nước chấm khi ăn.
Có thể gọi 1 loại hoặc cả 2 loại nước chấm khi ăn.
Nước tương vị ngọt dịu thường thêm đậu phộng rang và đồ chua, sánh, thơm nồng. Còn mắm nêm được cho thêm đường và lượng vừa đủ nước thơm cũng như quả thơm xay, bỏ thêm một chút ớt thì đậm đà và thanh dịu vô cùng dù không phải ai cũng thích mùi của mắm nêm. Mỗi thứ nước chấm đều mang đến cho món gỏi hương vị khác nhau.
Khi ăn gỏi cuốn, dùng tay cầm từng cái, chấm thật đẫm vào chén nước chấm, cắn ngập chân răng mới thấy hết cái ngon, cái tuyệt vời của món ăn dân dã này. Sự hòa hợp giữa bánh tráng gạo dai dai quyện lấy thịt ba rọi và tôm béo ngọt, cộng với rau xanh thanh đạm, giá đỗ ngọt lành và rau thơm the the trong vị nước chấm đặc biệt khiến cho thực khách khó có thể quên vị.
Do đông khách, phải làm nhanh nên cô chủ cuốn gỏi không được đẹp.
Chỉ 2.000 đồng/cái nên gỏi chỉ có tôm bé, còn miếng thịt ba rọi thì khá mỏng.
Chỉ 2.000 đồng/cái nên gỏi chỉ có tôm bé, còn miếng thịt ba rọi thì khá mỏng.
Với những nguyên liệu thân thuộc, dễ kiếm chị em có thể tự làm gỏi cuốn ở nhà vừa vệ sinh, vừa phù hợp sở thích của các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, thức ăn vỉa hè đường phố lại có sức hấp dẫn riêng, nhất là các quán gỏi cuốn và nhất là gỏi cuốn rẻ lắm lắm như quán ở đường Vạn Kiếp (Q.Bình Thạnh).
Suốt dọc đường này là những quán gỏi cuốn rẻ: 3.500 đồng/cái, 3.000 đồng/cái, 2.500 đồng/cái và thu hút nhiều khách nhất là quán gỏi cuốn 2.000 đồng/cái.
Người ta bảo “tiền nào của ấy” cũng có phần đúng. Tôm ở đây khá bé, thịt thì chỉ được một miếng nên ăn cực nhanh đói và hơi chán vì toàn thấy rau và bún. Tuy thế, quán vẫn hút khách, một phần vì quá rẻ, một phần vì cô chủ quán cho nhiều giá đỗ sống hơn những nơi khác làm gỏi có vị đặc biệt, mát ngọt và dễ chịu. Được cái là cô chú bán hàng khá rộng rãi về khoản nước chấm. Gọi bao nhiêu cái gỏi không cần biết nhưng thích nước tương, mắm nêm hay cả 2 loại đều được đáp ứng.
Quán nhỏ, chỉ có 2 bàn nên đa số là khách mua về nhà. Từ 13h30 hằng ngày cô chú đã dọn ra nhưng khoảng chỉ 20h là hết sạch. Không biết có phải vì nhiều khách quá nên mệt mỏi hay do tính cách và mà cô chủ có vẻ khó chịu, hơi chảnh nữa, nói chuyện với khách hàng không niềm nở như nhiều nơi khác. Dù vậy, cô phục vụ khách rất có trật tự, ai đến trước sẽ có phần trước, không hề lộn xộn quen sơ.
Luôn có rất đông khách đứng chờ gỏi. Nhiều người không đợi được phải dặn chủ quán rồi hẹn quay lại lấy sau.