Thiên nhiên quanh ta có biết bao nhiêu điều lý thú và kì lạ. Bên cạnh những hồ nước ngọt thường thấy, chúng còn có những “người anh em” sở hữu nhiều bộ quần áo sặc sỡ và có khả năng thay đổi liên tục theo thời gian. Cùng điểm lại một vài hồ nước “biết biến đổi màu” kì lạ ở khắp nơi trên thế giới qua bài viết dưới đây.

1. Hồ Xanh "ảo diệu" ở Hokkaido, Nhật Bản

Hồ Xanh chính là cái tên đơn giản và rõ ràng nhất để nói lên màu sắc kì lạ của một hồ nước ngọt nằm yên bình bên tả ngạn dòng sông Bieigawa (phía Đông Nam thị trấn Biei, Hokkaido, Nhật Bản).

Kì diệu những hồ nước biết “biến đổi màu sắc” 1

Hồ Xanh xưa kia là một con đập nhỏ nằm trong hệ thống kiểm soát xói mòn của những dòng lũ bùn từ ngọn núi lửa Tokachi. Ngày nay, con đập tọa lạc ở hạ lưu sông Takachi này bất ngờ trở thành một điểm đến du lịch bình dị, nên thơ và hấp dẫn du khách từ khắp nơi trên thế giới nhờ màu xanh lục đặc trưng.

Kì diệu những hồ nước biết “biến đổi màu sắc” 2
  
Kì diệu những hồ nước biết “biến đổi màu sắc” 3
Cảnh tượng hồ Xanh vào mùa đông.

Nguyên nhân của hiện tượng này được cho là trong hồ có chứa một lượng nhôm hydroxit khá lớn. Chính điều đó làm hồ có màu xanh trong, trùng hợp với màu xanh của bầu trời khiến nhiều người tưởng, hồ đang phản chiếu màu sắc của trời xanh.

Kì diệu những hồ nước biết “biến đổi màu sắc” 4
Khung cảnh hồ Xanh khi tiết trời vào hạ.

Tuy nhiên, màu sắc của hồ này còn đặc biệt hơn, đó là nó biết biến đổi theo thời tiết. Vào mùa đông, toàn bộ nước hồ cũng như những cành cây bạch dương gầy gò bị đóng băng tạo nên một khung cảnh buồn hiu quạnh.

Kì diệu những hồ nước biết “biến đổi màu sắc” 5 

Khi trời sang xuân, hạ, nước hồ bỗng trong xanh, phản chiếu mọi cảnh vật xung quanh. Mùa thu đến, những chiếc lá vàng soi bóng dưới mặt nước xanh càng khiến khung cảnh thêm thi vị.

2. Hồ muối Natron ở Kenya

Hồ Natron là một hồ nước muối nằm ở phía Bắc Tanzania, gần biên giới Kenya. Ẩn mình giữa những ngọn núi lửa, hồ Natron nằm tại điểm thấp nhất của thung lũng Great Rift với độ cao chỉ là 600m trên mực nước biển. Tại vị trí độc đáo này, Natron là một trong những hồ nước muối đa sắc, rực rỡ nhất thế giới.

Kì diệu những hồ nước biết “biến đổi màu sắc” 6  

Chính lượng mưa rất ít và tốc độ bốc hơi cao đã tạo ra màu đỏ đặc trưng cho hồ. Khi nước bốc hơi, độ mặn trong hồ tăng lên, tạo điều kiện cho những sinh vật thích sống trong môi trường mặn thuộc chủng Cyano phát triển mạnh.

Kì diệu những hồ nước biết “biến đổi màu sắc” 7

Trong suốt quá trình quang hợp để tồn tại của mình, chủng vi khuẩn này đã biến nước hồ chuyển từ màu xanh sang màu đỏ thẫm, ở những nơi cạn hơn thường có màu vàng cam.

Kì diệu những hồ nước biết “biến đổi màu sắc” 8

Không chỉ vậy, hồ Natron còn là địa điểm kết đôi thường xuyên duy nhất của 2,5 triệu con chim hồng hạc Lesser trên toàn Đông Phi. Loài chim xinh đẹp này trên thực tế đã được xếp vào danh sách động vật gặp nguy hiểm bởi chính thói quen "chọn chỗ ghép đôi" của mình.

3. Hồ Kanas ở Trung Quốc

Với điều kiện địa lý khá đặc biệt, nằm ở phía Bắc Trung Quốc, gần với biên giới Nga, Mông Cổ và Kazakhstan, hồ Kanas được coi là một trong những hồ nước đẹp, mang vẻ bí ẩn với cảnh sắc thay đổi trong bốn mùa.

Kì diệu những hồ nước biết “biến đổi màu sắc” 9
  
Kì diệu những hồ nước biết “biến đổi màu sắc” 10  

Vào tháng 5, băng tan trên bề mặt khiến nước hồ chuyển màu xanh và xám. Sang tháng 6, màu xanh lục thẫm và lục nhạt thay nhau khoe sắc do phản chiếu những tấm áo choàng quý phái của hàng cây ven hồ.

Kì diệu những hồ nước biết “biến đổi màu sắc” 11 

Đến tháng 7, nước sông lại bị nhuộm bởi màu đục ngầu của lũ trên thượng nguồn. Rồi tới tháng 9, hồ Kanas lại trở lại với khuôn mặt mới màu xanh ngọc bích và xanh lục rất nên thơ. Có lẽ chính bởi sự biến đổi màu tài tình như vậy mà hồ Kanas được nhiều người ưu ái gọi là hồ mang “bảng màu của Thượng đế”.

Kì diệu những hồ nước biết “biến đổi màu sắc” 12

4. Hồ Hutt Lagoon ở Australia

Kì diệu những hồ nước biết “biến đổi màu sắc” 13
  

Nằm ngay phía Bắc của cửa sông Hutt, phía Tây Australia, người ta sẽ không khỏi ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp của hồ nước mặn Hutt Lagoon với các sắc độ của màu hồng, đỏ, cam biến ảo liên lục theo mùa.

Kì diệu những hồ nước biết “biến đổi màu sắc” 14
  
Kì diệu những hồ nước biết “biến đổi màu sắc” 15

Các nhà khoa học cuối cùng cũng tìm ra nguyên nhân khiến hồ nước không có màu xanh như các hồ khác mà quanh năm chỉ có màu đỏ, hồng, đó chính là loài tảo Dunaliella salina.

Kì diệu những hồ nước biết “biến đổi màu sắc” 16  

Với nồng độ muối đạt mức bão hòa, hồ Lagoon là môi trường sống lý tưởng của tảo Dunaliella salina. Loại tảo này sinh ra các sắc tố hữu cơ được gọi là Beta-Carotene (tiền chất của vitamin A) là nguyên nhân khiến cho các loài thực vật này có màu vàng, cam hoặc đỏ. Vì lẽ đó mà hồ Lagoon mang màu hồng, đỏ khác biệt thay vì màu xanh thường thấy ở các hồ biến đổi màu.

5. "Bộ ba" hồ đổi màu ở Indonesia

Nhắc đến hồ có khả năng đổi màu thì chúng ta càng không thể bỏ sót “bộ ba” kì lạ nằm ngay trên miệng của ngọn núi lửa Kelimutu, Indonesia ở độ cao 1.639m.

Kì diệu những hồ nước biết “biến đổi màu sắc” 17

"Bộ ba" hồ này được ngăn cách bởi một vách đá rất mỏng và có nguy cơ sụp lở. Bức tường của hồ cao từ khoảng 50 - 150m. Hồ Tiwu Ata Mbupu (hay còn gọi là Hồ của Người Già) thường có màu xanh và nằm gần phía Tây nhất so với 2 hồ còn lại.

Kì diệu những hồ nước biết “biến đổi màu sắc” 18

Hồ Tiwu Nuwa Muri Koo Fai (Hồ của các Chàng Trai và Cô Gái ) và hồ Tiwu Ata Polo (Hồ Phù Thủy) thì nằm riêng biệt và có màu xanh lá cây hoặc đỏ tùy vào mật độ các chất có trong miệng núi lửa.

Kì diệu những hồ nước biết “biến đổi màu sắc” 19  

Không những có màu sắc đặc biệt, “bộ ba biến hình” này còn có khả năng đổi màu liên tục từ màu đen, xanh lục, đỏ đến xanh dương tùy vào các khoảng thời gian nhất định trong năm.

Kì diệu những hồ nước biết “biến đổi màu sắc” 20

Theo các nhà khoa học, chính sự phản ứng hóa học của trữ lượng khoáng sản hay ảnh hưởng của loài sinh vật, rong rêu và đá trong miệng núi lửa đã gây ra sự thay đổi màu sắc nước trong hồ.

* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Spoon & Tamago, Amusing Planet, Enviromental Graffiti, Wikipedia...