Không có nhiều người đủ tỉnh táo với tất cả giỏ hàng cái nào cái nấy long lanh, và quan trọng là rất nhiều trang web chấp nhận thanh toán COD ( giao hàng - nhận tiền). Vậy nên việc chưa phải trả tiền ngay không mang lại cảm giác “mất mát” để chị em phải chùn tay khi mua sắm. Tuy nhiên, có 4 điều mà chị em cần lưu ý trước khi chọn nút “hoàn tất đơn hàng”.

Cẩn thận với thông điệp “Đổi - trả hàng trong vòng xxx ngày”

Nhiều trang thương mại điện tử tỏ ra rất “fair” với người tiêu dùng qua thông điệp rất mạnh “Đổi - trả hàng trong vòng 30 ngày”. Đừng vội vàng, đó chỉ là 1 câu trích dẫn trong 1 đoạn văn dài ngoằng với một mớ luật lệ tiếp theo mà nếu không để ý, bạn sẽ trở nạn nhân của những trò “chơi chữ” của marketer của doanh nghiệp đó. 
 
Kỳ 2: 2 điều cần ghi nhớ khi chọn nút thanh toán 1
Nhiều website không hoàn trả tiền mặt nếu sản phẩm có bất cứ vấn đề gì

Một chị bạn tôi sau khi mua hàng của trang web mua sắm Z thậm chí đã chắc ăn gọi đến nhân viên tư vấn hỏi lại có được quyền đổi - trả hàng trong vòng 30 ngày thật không, và nhận được xác nhận chắc như đinh đóng cột là có. Thế nhưng cuối cùng đã phải lên facebook đăng 1 status kiểu từ thiện: “ai có mua hàng trên Z thì nói mình thanh toán cho nhé. Có tài khoản gần 1 triệu trên đó mà không biết làm gì”. Tưởng bà bạn thân chém gió, vào hỏi 1 câu thế là tức nước vỡ bờ, nàng ta trút 1 tràng. Hóa ra lý do là hàng về bị lỗi, nàng ta mang trả lại nhưng vấn đề là tiền được trả vào tài khoản ảo của website và chỉ có thể dùng thanh toán cho các món hàng khác chứ không thể rút lại tiền mặt. Phản ứng lại thì nhận được giải thích “bên em đã ghi rõ trong quy định”, nhưng khổ nỗi cái quy định ấy được đặt ở tầng tầng lớp lớp và link vào chỉ là dòng chữ nằm tận cùng của trang web giữa 1 đống hình ảnh sản phẩm to đùng lung linh khác. 

Có ma nó biết được quy định nào ở trong đó” – Chị bạn vẫn không thôi bực tức – “Thà như bên Sendo.vn, họ không cho đổi trả hàng vì lý do mua về không thích, nhưng nếu có vấn đề về sản phẩm thì có thể đổi trả lại, tiền cũng trả vào ví ảo Senpay nhưng  rút ra tiền mặt được ngay”.
 
Kỳ 2: 2 điều cần ghi nhớ khi chọn nút thanh toán 2
Đừng để marketer xỏ mũi bằng các câu văn lửng lơ

Với bất cứ một thông điệp nào đưa ra có vẻ hấp dẫn và có dấu (*) ở bên cạnh, tin tôi đi, bạn sẽ không có được miếng bánh miễn phí ngon lành đâu. Hãy search thông tin về thông điệp đó, vì dấu (*) là thể hiện của sự “còn nữa của đoạn văn”.

Tips cho bạn: Hãy gọi cho số hỗ trợ hoặc search trên internet các thông tin về quy định đổi- trả hàng của website đó: như thế nào thì được đổi - trả hàng? Quy định có hiệu lực trong bao nhiêu lâu? Được hoàn tiền mặt hay trả vào ví ảo và chỉ dùng để mua hàng trên website đó? 

Ai là người giải quyết khiếu kiện cho bạn khi “có biến”?

Như kì trước đã đề cập tới sự nhận biết của các mô hình kinh doanh thương mại điện tử cũng thể hiện được ai sẽ là người đứng ra giải quyết các vấn đề liên quan tới chất lượng hàng hóa mà người tiêu dùng nhận được. 
 
Kỳ 2: 2 điều cần ghi nhớ khi chọn nút thanh toán 3
Xem trước thông tin cần thiết giúp bạn đỡ “sôi máu” trong nhiều trường hợp…

Nếu như với các mô hình kinh doanh theo kiểu B2C - chủ sản phẩm sẽ giải quyết khiếu nại với khách hàng -  thường có 2 thái độ: hoặc là câu chuyện được giải quyết rất nhanh theo chiều hướng tốt cho khách hàng. Hoặc là vụ việc sẽ bị lờ đi hoặc kéo dài rất lâu cho đến khi khách hàng… chán chả buồn nói nữa. Đó cũng chính là điểm tối khiến cho uy tín trong mua bán online của Việt Nam bị giảm hẳn.  

Nếu là 1 trang mua bán trung gian thì tất nhiên, việc giải quyết khiếu nại sẽ vẫn đẩy về chủ sản phẩm giải quyết. Tuy nhiên cũng với vai trò là trung gian nhưng trang Sendo.vn đang được đánh giá cao về việc giải quyết các vấn đề phát sinh giữa người mua và người bán một cách khách quan nhất. “Chuôi dao” mà Sendo.vn đang nắm chính là tiền hàng. Khách hàng mua hàng - trả tiền (Sendo.vn giữ) – khách nhận hàng: hài lòng hoặc khiếu kiện (giải quyết xong ) – Người bán nhận được tiền hàng. 
 
Kỳ 2: 2 điều cần ghi nhớ khi chọn nút thanh toán 4
Tìm kiếm thông tin đề phòng “hậu sự” là việc không thể bỏ qua trước khi mua hàng online

Chị Hương (bộ phận CSKH của Sendo.vn) chia sẻ: với quy trình này, 100% khách mua hàng được bảo vệ quyền lợi khi mua hàng trên website. Tuy nhiên có trường hợp khách hàng không hiểu rõ quy trình của mình mà sợ trả lại hàng trước  thì không lấy gì để bắt shop hoàn lại tiền cho mình, thế nên giữ hàng lại dẫn đến kéo dài thời gian giải quyết khiếu nại. Rồi sau đó họ lại đi khiếu nại lên mấy báo online rằng “mua hàng ở Sendo ngậm quả đắng”. Những trường hợp như thế này mình cũng không trách khách hàng, nhưng chỉ mong mọi người tỉnh táo và xem kĩ thông tin trước khi sử dụng dịch vụ thì vẹn cả đôi đường. 

Tips cho bạn: Hãy chắc chắn về quy trình giải quyết khiếu nại, nếu bạn cảm thấy đủ công bằng thì cứ thoải mái mua sắm. Tuy nhiên liên quan tới việc đổi- trả hàng, cũng lại phải nhắc các bạn xem kĩ thông tin: có được trả lại tiền mặt không?