Không bao giờ tặng ô hoặc đồng hồ cho người Trung Quốc. Trong tiếng Trung hai từ này phát âm giống từ chia ly và chết chóc.
Khi được mời ăn tại Đài Loan, bạn hãy nhớ ợ sau khi kết thúc bữa ăn. Đây được coi là một sự khen ngợi đối với người nấu.
Hãy bắt tay nhẹ nhàng với người Phillipines. Bắt tay chặt được coi là mất lịch sự, thậm chí là hiếu chiến.
Đừng bao giờ để lại tiền boa tại các nhà hàng Nhật. Người Nhật sẽ không hiểu hành động này và có thể cảm thấy bị hạ nhục.
Các cô gái – đừng bao giờ chạm vào các vị sư Thái Lan, hoặc đưa trực tiếp cái gì đó cho họ. Các vị sư không được chạm vào phụ nữ. Và không bao giờ được nói lời bất kính đối với hoàng gia Thái. Bạn có thể bị phạt tù.
Đừng bao giờ dùng chân chạm vào người Campuchia. Họ coi chân là phần thấp kém nhất, vì thế hành động đó bị cho là xúc phạm.
Nắm tay và hôn nhau tại nơi công cộng là điều tối kị tại Dubai – nơi đạo Hồi rất khắt khe và nghiêm ngặt không chỉ với người dân mà cả với khách du lịch.
Luôn luôn phải bỏ giày ra khi bước vào nhà một người Thổ Nhĩ Kỳ. Từ chối không làm việc đó là rất thô lỗ.
Cũng giống như Ấn Độ và một số quốc gia khác tại châu Á, không bao giờ ăn tay trái khi bạn đang ở Indonesia. Tay trái dùng cho việc vệ sinh nên thật là không sạch sẽ một chút nào nếu bạn ăn bằng tay trái.
Tại Nhật Bản, bạn đừng bao giờ cắm đũa thẳng đứng trong bát cơm. Cũng giống như quan niệm người Việt Nam, đó là một trong những nghi thức trong đám tang.
Tại Nepal, dẫm vào chân người khác là mất lịch sự. Vì thế, bạn hãy cẩn thận bước chân của mình trong đám đông.
Không nhai kẹo cao su tại Singapore. Chính phủ nước này quyết giữ đường phố sạch sẽ, vì thế họ cấm các cư dân nhai kẹo cao su.
Tại Trung Quốc, hành động cắn móng tay hoặc cho ngón tay vào mồm là mất vệ sinh và kỳ quái.
Tại Hàn Quốc, ăn trước khi người lớn tuổi bắt đầu được coi là mất lịch sự và thiếu tôn trọng người lớn.