Dưa món, dưa góp
Dưa món là một trong những món ăn truyền thống ngày Tết không thể thiếu được của người miền Trung và miền Nam bởi nó vừa ngon lại giải ngấy hiệu quả. Dưa món có vị thơm ngon, chua ngọt giòn sực khiến người thưởng thức phải mê mẩn. Nguyên liệu cơ bản để làm một hũ dưa món bao gồm: củ kiệu, cà rốt, củ cải trắng, su hào, đu đủ... nước mắm ngon và đường.
Bạn có thể thái lát mỏng, tỉa hoa hoặc cắt theo hình răng cưa để thành phẩm đẹp mắt hơn. Nhờ sắc màu rực rỡ nên dưa món được xem là một trong những món ăn mang lại may mắn cho ngày đầu năm.
Cùng là các nguyên liệu trên nhưng người miền Bắc lại sáng tạo ra món ra dưa góp với đặc điểm là thời gian chờ ngắn, có thể ăn ngay. Do không phải phơi nên món dưa góp khi ăn có độ giòn của các loại củ quả còn tươi. Dưa góp thường được làm từ su hào, cà rốt hoặc thái sợi hoặc tỉa hoa xắt dày vừa phải rồi ngâm với hỗn hợp đường, giấm và chút muối.
Dưa hành, dưa kiệu đậm đà
Nếu người miền Trung, miền Nam ưa dưa món thì mâm cỗ của người Bắc lại càng không thể thiếu được món dưa chua, kiệu muối hay hành muối. Do khẩu vị và để cân bằng vị giác trước mâm cỗ quá nhiều đồ dễ ngấy thịt, giò, bánh chưng, các món đồ chua này thường hơi mặn và rõ vị chua hơn hẳn dưa món.
Dưa chua
Hành muối
Hành muối
Sự góp mặt của các món ngâm chua trong mâm cỗ Tết sẽ tạo cho người ăn cảm giác ngon miệng mà không lo bị ngán. Vì thế mà dân gian mới có câu: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ / Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”, như một cách thể hiện sự kết hợp thú vị này. Cách muối dưa hành, dưa kiệu thoạt nhìn có vẻ đơn giản, nhưng thật sự khá cầu kỳ và đòi hỏi sự khéo léo sao cho thành quả có vị cay, chua, giòn vừa vặn mà lại giữ được lâu.
Củ kiệu muối
Ngó sen chua ngọt
Ngó sen không chỉ là nguyên liệu chế biến món ăn ngon mà còn là vị thuốc hiệu quả với tính năng chữa bệnh độc đáo. Bên cạnh gỏi ngó sen, canh ngó sen… thì món dưa ngó sen dân dã cũng rất được ưa chuộng mỗi dịp xuân về. Ngó sen chua ngọt giòn sực sẽ là món ăn đơn giản, dễ tiêu hóa trong bữa ăn ngày Tết của bạn. Món đồ ngâm chua này thường phổ biến ở khu vực phía Nam hơn ph
Các loại thịt ngâm chua
Bên cạnh các món rau củ ngâm chua, các món thịt ngâm chua cũng rất được ưa chuộng bởi lạ miệng mà khả năng giải ngấy cũng chẳng kém các loại củ quả. Các nguyên liệu được chọn ngâm chua thường ít mỡ và có độ giòn như tai heo, chân gà, bắp bò.
Đầu tiên phải kể đến món tai heo ngâm giấm. Hỗn hợp ngâm tai heo có giấm, đường, ít muối... hòa tan, đun sôi. Nếu tai heo được thái lát mỏng thì bạn chỉ cần ngâm khoảng 3 ngày, còn ngâm nguyên chiếc tai heo thì cần thời gian 7 ngày mới có thể ăn được. Món này có thể ăn với cơm nóng, làm gỏi hoặc cuốn bánh tráng chấm mắm nêm. Khi có khách đến chơi nhà, bên cạnh giò chả thì một đĩa tai heo chua ngọt cũng đủ để nhâm nhi thú vị rồi đấy!
Chân gà ngâm giấm sẽ là món nhậu lạ miếng lại giải ngấy rất hiệu quả trong ngày Tết. Chân gà có da giòn, thấm gia vị chua ngọt và thơm mùi xả ớt sẽ khiến bạn có thể ăn mãi không thôi. Sau khi chân gà ngấm gia vị ngâm trong 1 ngày, nếu vẫn còn bạn hãy vớt ra âu sạch và khô, đậy kín tiếp tục bảo quản tủ lạnh nhé!
Bên cạnh chân gà, tai heo ngâm chua ngọt thì bắp bò ngâm cũng được nhiều bà nội trợ lựa chọn để ngâm món lai rai ngày Tết. Dù ngâm chua ngọt nhưng món này vẫn giữ được hương thơm và vị ngọt của thịt bò, phần thịt thì mềm còn phần gân thì giòn, không dai, thích hợp cả với người lớn lẫn trẻ con.
Tôm chua xứ Huế
Tôm chua là đặc sản nổi tiếng xứ Huế, thường có mặt trong bữa ăn gia đình của những người dân cố đô. Loại tôm được ưu tiên là tôm sú, tôm rằn vì chúng đầy đặn thịt, ngoài ra có thể chọn tôm gân hay tôm đất, vì bí quyết chủ yếu nằm ở bàn tay người chế biến, nêm nếm gia vị sao cho thấm “chất” Huế mới là tuyệt hảo! Mắm tôm chua thường được ăn kèm với thịt luộc thái mỏng và rau sống.
Tôm chua trộn với đu đủ chín hườm bào sợi nhỏ, thêm ít đường cát, tỏi, riềng, ớt giã tạo nên vị chua chua, ngọt ngọt, giòn giòn khiến bạn khó lòng mà buông đũa.