Theo thống kê, trung bình một ngày, mỗi phụ nữ sẽ tiếp xúc với khoảng 200 hoá chất trên làn da của mình và hơn 60% hoá chất đó sẽ được hấp thụ trực tiếp vào máu. Các hoá chất độc hại này thường có trong các sản phẩm chăm sóc da, tóc, răng miệng và một trong những hoạt chất "nổi tiếng" đó có tên Sodium Laureth Sulfate. Sodium lauryl sulfate là một hóa chất được các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng.
Mặc dù có rất nhiều sản phẩm chăm sóc cơ thể được quảng cáo là chứa hoạt chất từ tự nhiên, song khi xem thành phần của các sản phẩm đó, bạn vẫn sẽ nhìn thấy một lượng nhỏ Sodium Laureth Sulfate (SLES).
Sodium Laureth Sulfate là gì?
SLES là nguyên liệu rất rẻ tiền, chỉ cần một lượng nhỏ thôi nhưng lại cho ra rất nhiều bọt. Trong khi quan điểm của người tiêu dùng lại cho rằng, sản phẩm nào càng chứa nhiều bọt, đó mới là sản phẩm tốt? Nói vậy, nghĩa là SLES đáp ứng được tiêu chí của phía nhà sản xuất: tiết kiệm chi phí, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Nhưng thực chất SLES chỉ là một hoá chất tẩy rửa có tác dụng làm sạch dầu, nhờn hiệu quả đối với động cơ ô tô, tẩy rửa nhà bếp…
Cái này được dùng để làm gì?
SLES được sử dụng trong một loạt các sản phẩm làm sạch, các sản phẩm vệ sinh cá nhân (như kem đánh răng), chăm sóc tóc và các sản phẩm chăm sóc da. Trong chăm sóc da nó chủ yếu được sử dụng các sản phẩm làm sạch có khả năng tạo bọt khi nó tiếp xúc với nước.
Vì sao nó lại không tốt cho da?
Nếu bạn cảm thấy da khô mỗi khi rửa mặt, da đầu ngứa ngáy và đau mắt sau khi gội đầu, hoặc răng lợi lở loét sau khi đánh răng, thì SLES chính là thủ phạm. Nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra hệ lụy từ việc sử dụng sản phẩm có chứa SLES ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là ảnh hưởng đến da và mắt chúng ta.
Xét về một mặt nào đó, khi tận dụng SLES trong các sản phẩm làm đẹp, chăm sóc cơ thể, nhà sản xuất cũng đã đong đo mức độ gây hại và công dụng tuyệt vời ở SLES. Cụ thể: Khi sử dụng SLES là một thành phần trong các sản phẩm, người tiêu dùng sẽ cảm nhận được hiệu quả sử dụng như làn da sạch dầu, da đầu sạch nhờn, sản phẩm tạo rất nhiều bọt. Nhưng SLES lại khiến làn da khô, da đầu mất độ ẩm, bị bào mòn, với sản phẩm chăm sóc răng miệng dễ khiến bạn bị viêm nướu răng… Đối với làn da nhạy cảm, SLES sẽ ăn mòn lớp màng bảo vệ da, dễ gây nhiễm trùng và gây rụng tóc vì làm tổn thương nang tóc khi sử dụng lâu dài.
Bạn có thể tìm thấy ở đâu?
SLES thường xuất hiện trong chất tẩy rửa tạo bọt. Nó còn có thể xuất hiện trong sữa rửa mặt; Kem dưỡng da; Kem chống nắng...
Trên thực tế, SLES có hơn 150 tên gọi khác nhau. Các sản phẩm không có SLS sẽ được ghi rõ trên bao bì. Tuy nhiên, để chắc chắn, bạn nên đọc kĩ thành phần sản phẩm. Các chuyên gia chăm sóc da cũng khuyến cáo rằng hãy sử dụng sản phẩm tự thiên nhiên. Bởi vì, mỹ phẩm làm đẹp nào càng chứa ít thành phần hoá chất thì sản phẩm đó càng an toàn cho hệ miễn dịch.
Nguồn: Vouge