Hỏi: Tôi mới nâng mũi nhưng do tính chất công việc thường xuyên phải tiến hành xét nghiệm virus gây bệnh Covid-19. Vậy xin hỏi bác sĩ xét nghiệm virus SARS-CoV-2 mà chọc vào mũi đã nâng thì có sao không ạ?

Test Covid-19 mà chọc vào mũi mình nâng thì có sao không?

TS.BS Phạm Thị Việt Dung ((trưởng bộ môn Phẫu thuật Tạo hình, trường đại học Y Hà Nội, trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ bệnh viện Bạch Mai) trả lời:

Cách lấy bệnh phẩm dịch tỵ hầu là dùng tăm bông cán mềm vô trùng đưa nhẹ vào 1/2 cánh mũi đến dái tai cùng phía (vùng tỵ hầu). Giữ tăm bông tại chỗ trong vòng 5 giây rồi xoay tròn từ từ, sau đó rút tăm ra đặt vào ống đựng bệnh phẩm chứa môi trường vận chuyển. Việc lấy mẫu đúng quy trình, không thô bạo góp phần tăng độ chính xác của xét nghiệm và giảm nguy cơ biến chứng.

Các báo cáo về biến chứng của việc lấy dịch tỵ hầu đều là những ca lâm sàng đơn lẻ. Các tai biến khi lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 bao gồm chảy máu cam, bị sót tăm bông trong mũi họng, rò dịch não tủy, viêm mô tế bào vùng trước vách ngăn. Nghiên cứu tại Phần Lan với 643.284 xét nghiệm, tỷ lệ tai biến là 1,24/100.000.

Đối với bệnh nhân đã phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi sau nhìn chung việc lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 là an toàn, tuy nhiên một vài tuần đầu ngay sau nâng mũi, xét nghiệm lấy dịch tỵ hầu không được khuyến khích, nó có thể gây đau đớn, chảy máu, nhiễm trùng ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật. Trong những trường hợp này, khi bắt buộc phải lấy xét nghiệm, bệnh nhân cần thông báo với nhân viên y tế lấy mẫu và cân nhắc lấy bệnh phẩm dịch họng hay dịch súc họng để làm xét nghiệm.

Xét nghiệm Covid-19 có ảnh hưởng đến mũi đã được nâng hay không? - Ảnh 2.

Xét nghiệm Covid-19 có ảnh hưởng đến mũi đã được nâng hay không? - Ảnh 3.

Xét nghiệm Covid-19 có ảnh hưởng đến mũi đã được nâng hay không? - Ảnh 4.


Xét nghiệm Covid-19 có ảnh hưởng đến mũi đã được nâng hay không? - Ảnh 4.