Giấc ngủ kém chất lượng liên quan tới một loạt các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, cải thiện khoảng thời gian chợp mắt này cũng đồng nghĩa với việc duy trì cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù con người dành 1/3 cuộc đời để ngủ, khoa học ngày nay vẫn chưa thể giải đáp lý do tại sao cần phải chợp mắt từng đó thời gian.

n1

Giấc ngủ kém chất lượng liên quan tới một loạt các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Hầu hết mọi người đều biết bản thân cần ngủ bao lâu để cảm thấy thoải mái nhất khi thức dậy. Tuy nhiên, nguyên nhân lý giải vấn đề này lại chưa được biết đến.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học California (UCSF), San Francisco đang làm sáng tỏ một số bí ẩn về giấc ngủ của con người và tìm hiểu vai trò của gen trong việc xác định thời gian chợp mắt.

Nghiên cứu của họ đã được công bố trên tạp chí Neuron và kết quả có thể được sử dụng để phát triển các loại thuốc hoặc liệu pháp giúp mọi người sở hữu giấc ngủ tốt hơn trong tương lai gần.

n2

Ying-Hui Fu, tiến sĩ, nhà di truyền học tại UCSF kiêm người đứng đầu nghiên cứu cho biết: "Đây là lần đầu tiên chúng tôi phát hiện gen đột biến này ở những người ngủ ít bẩm sinh. Tất cả đang ở trong giai đoạn nghiên cứu và cố gắng tìm ra lời giải đáp cho vấn đề này". Kết quả của cuộc nghiên cứu có thể giúp chúng ta hiểu sâu thêm về giấc ngủ.

Yếu tố di truyền tác động thế nào đối với giấc ngủ?

Trước khi đi sâu vào nghiên cứu, mọi người cần nắm bắt rõ 2 vấn đề quan trọng liên quan tới giấc ngủ: Nhịp điệu sinh học hàng ngày và cân bằng nội môi (môi trường trong cơ thể).

Về cơ bản, nhịp điệu sinh học hàng ngày là đồng hồ sinh học của cơ thể. Nó quyết định thời điểm cơ thể cần tỉnh táo để hoạt động cũng như những lúc nghỉ ngơi đi ngủ.

Trong khi đó, cân bằng nội môi có chức năng duy trì trạng thái cân bằng của cơ thể. Nói cách khác, chúng là thứ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi mỗi khi thức khuya.

Jesse Mindel, nhà thần kinh học kiêm chuyên gia về giấc ngủ tại Trung tâm y tế Wexner trực thuộc Đại học bang Ohio cho biết, con người cần ngủ ít nhất 8 tiếng một ngày nhưng thực tế rất nhiều người cần chợp mắt nhiều thời gian hơn để cảm thấy thoải mái khi thức dậy. Do đó, cân bằng nội môi đôi khi có thể thay đổi.

n3

Trước khi đi sâu vào nghiên cứu, mọi người cần nắm bắt rõ hai vấn đề quan trọng liên quan tới giấc ngủ: Nhịp điệu sinh học hàng ngày và cân bằng nội môi.

Để tìm hiểu thêm, các nhà nghiên cứu tại UCSF đã xem xét và phát hiện ra gen đột biến ADRB1. Louis Ptáček, nhà thần kinh học tại UCSF kiêm đồng lãnh đạo nghiên cứu cho hay, những người tham gia thử nghiệm chỉ ngủ 4-6 giờ mỗi đêm nhưng họ vẫn cảm thấy thoải mái khi thức dậy. Nguyên nhân khiến loại gen này làm giấc ngủ của con người trở nên ngắn hơn là do chúng sở hữu một thụ thể mang tên adenosine.

Các thụ thể này tác động tới đồng hồ sinh học của con người giống như cafein trong cà phê. Đây là bằng chứng trực tiếp đầu tiên cho thấy gen và thụ thể có liên quan đến khả năng điều hòa giấc ngủ của cơ thể.

Hứa hẹn trong tương lai

Nghiên cứu này đã mở ra một số giả thuyết đầy hấp dẫn. Sự tỉnh táo ảnh hưởng đến chức năng nhận thức, khả năng ra quyết định, điều chỉnh cảm xúc và hành vi con người. Vì vậy, nếu có thể điều chỉnh cân bằng nội môi, chúng ta sẽ không cần ngủ nhiều như hiện tại.

n4

Sự tỉnh táo ảnh hưởng đến chức năng nhận thức, khả năng ra quyết định, điều chỉnh cảm xúc và hành vi con người.

Chuyên gia Ptáček thừa nhận: "Chúng tôi vẫn cần nghiên cứu sâu hơn để giúp mọi người cải thiện chất lượng giấc ngủ".

Thiếu ngủ mãn tính góp phần làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tự miễn, thoái hóa thần kinh và thậm chí ung thư.

Yếu tố di truyền tác động rất nhiều tới quy luật giấc ngủ, dù bạn chợp mắt ít hay nhiều. Mọi người có thể học hỏi từ nhiều người sở hữu chu kỳ ngủ khác nhau. Một số cần chợp mắt 10 tiếng mỗi đêm để cảm thấy thoải mái khi thức dậy trong khi số khác lại cần ít hơn nhiều.

(Nguồn: Healthline)