Mới đây chúng tôi đã đi sâu vào phía trong khu đô thị Pháp Vân Tứ Hiệp để ghi nhận thực tế về dự án trên. Nhiều con đường nội bộ đã bị hư hỏng hoàn toàn, những khu đất lẽ ra dành cho mục đích sân chơi chung thì nay trở thành những mảnh vườn cho người dân khu vực trồng cấy.

Chung cư bỏ hoang

Trong số 6 đơn nguyên chỉ có tòa A1 và A5 có sinh viên ở do đã hoàn thiện với chất lượng công trình mức trung bình, tuy nhiên cũng rất thưa thớt người qua lại. Còn lại các tòa nhà đều trong tình trạng bỏ hoang.

Một người dân từng nhiều năm bán hàng ở khu vực xót xa chia sẻ: "Bao nhiêu năm nay mà không thể có sự thay đổi, tôi bán hàng thì cũng muốn sự sôi động để có khách ra khách vào nhưng cũng chỉ được lúc nọ lúc kia vì thi thoảng mới có công nhân làm được một thời gian ngắn lại dừng. Đến bây giờ nhiều chỗ đã bong tróc, những đầu thanh sắt hoen rỉ thật là tiếc".

 Người này cho biết thêm, trong khi nhiều người không có chỗ ở thì những nơi đây lại là chỗ "chui ra, chui vào" của một số người vô gia cư hoặc những thanh niên nghiện ngập thi thoảng đi qua vô tư hút hít.

Xót xa những tòa chung cư cửa ngõ thủ đô hàng chục năm cỏ mọc xanh không được sử dụng - Ảnh 1.

Khu vực là nơi trồng rau của người dân

Chuyển đổi bất thành?

Theo tìm hiểu, dự án nhà ở sinh viên tại khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp (quận Hoàng Mai, Hà Nội) bao gồm sáu đơn nguyên cao 19 tầng, một tầng hầm, khởi công từ năm 2009 với tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ, dự kiến bố trí chỗ ở cho gần 22.000 sinh viên các trường đại học phía nam thành phố.

Đến năm 2013, Sở Xây dựng Hà Nội bất ngờ kiến nghị lên UBND TP.Hà Nội chuyển đổi tòa A3 tại khu đô thị Pháp Vân từ nhà ở sinh viên sang nhà cho người thu nhập thấp để giảm tải áp lực thiếu vốn.

Khi chuyển đổi hạng mục nhà A3 từ nhà ở sinh viên sang bán cho người thu nhập thấp sẽ phải điều chỉnh công năng công trình cho phù hợp mục đích sử dụng.

Tuy nhiên, cho đến hiện tại dự án trên vẫn còn nhiều những đơn nguyên trống, mọc rêu và bỏ hoang theo thời gian.

Dưới đây là những hình ảnh chúng tôi ghi nhận:

Xót xa những tòa chung cư cửa ngõ thủ đô hàng chục năm cỏ mọc xanh không được sử dụng - Ảnh 2.

Xót xa những tòa chung cư cửa ngõ thủ đô hàng chục năm cỏ mọc xanh không được sử dụng - Ảnh 3.

Cây cối um tùm

Xót xa những tòa chung cư cửa ngõ thủ đô hàng chục năm cỏ mọc xanh không được sử dụng - Ảnh 4.

Cỏ mọc, người dân trồng cây xung quanh


Xót xa những tòa chung cư cửa ngõ thủ đô hàng chục năm cỏ mọc xanh không được sử dụng - Ảnh 5.

Người dân dùng làm nơi tạm trú như nhà mình

Xót xa những tòa chung cư cửa ngõ thủ đô hàng chục năm cỏ mọc xanh không được sử dụng - Ảnh 6.

Cửa sắt được dựng tạm để che chắn

Xót xa những tòa chung cư cửa ngõ thủ đô hàng chục năm cỏ mọc xanh không được sử dụng - Ảnh 7.

Những đơn nguyên sừng sững hàng chục năm vẫn không được hoàn thiện

Xót xa những tòa chung cư cửa ngõ thủ đô hàng chục năm cỏ mọc xanh không được sử dụng - Ảnh 8.

Cây cối mọc um tùm

Xót xa những tòa chung cư cửa ngõ thủ đô hàng chục năm cỏ mọc xanh không được sử dụng - Ảnh 9.

Xót xa những tòa chung cư cửa ngõ thủ đô hàng chục năm cỏ mọc xanh không được sử dụng - Ảnh 10.

Là nơi ra vào của nhiều người


Xót xa những tòa chung cư cửa ngõ thủ đô hàng chục năm cỏ mọc xanh không được sử dụng - Ảnh 11.

Trần nhà bong tróc

Xót xa những tòa chung cư cửa ngõ thủ đô hàng chục năm cỏ mọc xanh không được sử dụng - Ảnh 12.

Ngổn ngang

Xót xa những tòa chung cư cửa ngõ thủ đô hàng chục năm cỏ mọc xanh không được sử dụng - Ảnh 13.

Các hạng mục xuống cấp

Xót xa những tòa chung cư cửa ngõ thủ đô hàng chục năm cỏ mọc xanh không được sử dụng - Ảnh 14.

Là điểm dừng lý tưởng cho các chủ xe khách

Xót xa những tòa chung cư cửa ngõ thủ đô hàng chục năm cỏ mọc xanh không được sử dụng - Ảnh 15.

Hình ảnh quen thuộc từ nhiều năm nay ở cửa ngõ thủ đô