Định mệnh đến với con đường nghệ thuật

Chánh Tín là con út của 1 gia đình khá giả ở Bạc Liêu, nhưng gia đình anh bị sa sút do chiến tranh. Gia đình Chánh Tín chuyển lên Sài Gòn sinh sống, anh được học ở trường Tây. Quá mải mê vẽ tranh kiếm tiền nên học hành chểnh mảng, kết quả thi thấp khiến anh bị đuổi, phải vào học trường Việt. Chánh Tín thừa hưởng giọng hát truyền cảm từ mẹ - Lưu Ngọc Lan, hoa khôi của vùng Bạc Liêu, Cà Mau.

Xót xa vì người anh hùng thất thế - Chánh Tín 1

Khi học trung học, ước mơ của Nguyễn Chánh Tín là trở thành bác sĩ, theo nguyện vọng của người cha quá cố. Nhưng lúc mới được 15 tuổi - năm cuối cấp Trung học tại trường Mạc Đĩnh Chi, số phận đã có một sự xếp đặt tình cờ cho anh đi theo con đường nghệ thuật.

Vì phải hát thế cho 1 người nên Chánh Tín muốn giữ bình tĩnh bằng cách vừa hút thuốc vừa hát. Không ngờ hình ảnh người đàn ông ngồi trầm tư hút thuốc lá tạo ra một hiệu ứng lạ. Ngay sáng hôm sau, đồng loạt 40 tờ báo Sài Gòn đồng lọat đăng tin “hiện tượng lạ” về người thanh niên trẻ hát bài “nghìn trùng xa cách” tại trường Mạc Đĩnh Chi.

Xót xa vì người anh hùng thất thế - Chánh Tín 2

Sau đó, nhạc sĩ Phạm Duy, Dương Thiệu Tước vào tận trường mời Chánh Tín tham gia chương trình nhạc chủ đề trên radio. Từ cách diễn xuất lạ của cậu học trò trên sân khấu, các nhà làm phim săn lùng. Chánh Tín chia sẻ: "Trong năm đó, tôi được mời đóng nhiều phim, đi hát ở các nhà hàng, phòng trà lớn. Nhưng ngay sau ánh hào quang, ca hát, phim ảnh cuốn tôi đi nên chuyện học cũng bị ảnh hưởng".

Anh thi trượt vào trường Đại học Y khoa, trở thành sinh viên trường Luật nhưng vốn mê ca hát nên Nguyễn Chánh Tín lại tham gia vào Ban văn nghệ của trường.

Tình yêu định mệnh - Khó khăn bất ngờ

Vợ anh vốn là tiểu thư đài các con nhà giàu nên dù rất thích Bích Trâm nhưng Chánh Tín vẫn không dám ngỏ lời. Chánh Tín chia sẻ về mối tình với người vợ của mình: "Cho đến tận thời sinh viên, tôi học với Ngọc Bích, tức Bích Trâm, bà xã của tôi bây giờ, vẫn vậy. Tôi và Trâm cùng hoạt động văn nghệ trong trường Luật. Gặp nhau, tôi chỉ nói qua nói lại chuyện bài hát nào hay, bài hát này hát thế nọ, mặc dù tôi để ý Trâm và rất thích Trâm. Cứ thế, thời gian trôi, tôi ôm "cục tình" trong sự im lặng. Cho đến một hôm, chắc sốt ruột vì chờ đợi câu tỏ tình của tôi mà Trâm đành buột miệng trước: "Tôi yêu anh!". Tôi vội nói ngay: "Anh cũng vậy".

Xót xa vì người anh hùng thất thế - Chánh Tín 3
Chánh Tín và Bích Trâm

Thấy mẹ quá sốt ruột với việc có con dâu mới và có cháu nội bồng, anh đã quyết định lấy vợ năm 1974 ở tuổi 22. Cuộc sống của hai anh chị vẫn rất sung túc, đủ đầy nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ và công việc cả 2 thuận buồm xuôi gió. Nhưng đúng lúc đó thì miền Nam hoàn toàn giải phóng, cuộc sống của vợ chồng Chánh Tính thay đổi chỉ sau một đêm, từ những người có tất cả, trở thành tay trắng.

Nguyễn Chánh Tín bỗng dưng trở thành một người thất nghiệp và phải dừng con đường nghệ thuật lại một thời gian dài đi làm đủ thứ nghề. Cũng tại thời điểm đó, Bích Trâm có cơ hội sang Mỹ đoàn tụ cùng gia đình, nhưng vì yêu chồng, thương con nên cô ở lại để cùng anh vượt qua khó khăn.

Năm 1977 là những năm khổ cực nhất của 2 vợ chồng khi cả 2 thất nghiệp, tiền để dành cũng đã cạn, trong lúc này Bích Trâm đang bầu bí. Hai vợ chồng Chánh Tín đành bán rau và hoa quả ngoài chợ. Nhưng không có duyên bán hàng nên 2 người bán gì lỗ đó, khiến cuộc sống chỉ thấy mệt mỏi, chán chường.

Sau đó không lâu vợ chồng Chánh Tín xin được vào làm việc trong đoàn hát, nhưng với đồng lương bèo bọt. Là nghệ sĩ nghèo, anh chị chẳng thể mua nổi quần áo cho con, phải đi xin của họ hàng mỗi người một chút. Chút tiền kiếm được phải dụm tiền để mua máy hát, đầu tư trang phục, nên vòng khổ cực của họ càng luẩn quẩn.

Đáy dốc là cơ hội đổi đời

Xót xa vì người anh hùng thất thế - Chánh Tín 4

Đầu những năm 1980, chán ngán tuyệt vọng với cuộc sống khó khăn, Chánh Tín tìm đường vượt biên, nhưng dự định vượt biên không thành, anh bị bắt giam suốt mấy tháng trời. Chính trong lúc tuyệt vọng đến không ngờ đó, nhờ sự rộng lượng, quả quyết của ông Sáu Thảo nên Chánh Tín đã được bảo lãnh ra trại và chính thức nhận vai diễn điệp báo viên Nguyễn Thành Luân trong “Ván bài lật ngửa”.

Xót xa vì người anh hùng thất thế - Chánh Tín 5
Chánh Tín cùng vợ và 2 con

Anh hết lòng vì công việc bởi đó không chỉ là nguốn sống mà còn phần nào giúp anh trả ơn cho những người đã tin tưởng cho anh cơ hội làm lại từ đầu. “Ván bài lật ngửa” đã nhanh chóng trở thành hiện tượng trong cả nước. Cái tên Nguyễn Chánh Tín nhanh chóng trở thành một trong những ngôi sao điện ảnh nổi tiếng nhất khi ấy.

Thành công vang dội Nguyễn Chánh Tín có rất nhiều bóng hồng vây quanh, anh có lúc xao lòng. Nhưng cuối cùng sự kiên trì, hi sinh, nhẫn lại của vợ anh – ca sĩ Bích Trâm đã giữ anh lại.

Xót xa vì người anh hùng thất thế - Chánh Tín 6

Thành công nối tiếp thành công, Nguyễn Chánh Tín cũng góp mặt trong nhiều bộ phim ghi những dấu ấn quan trọng của điện ảnh Việt. Nhắc đến cái tên NSƯT Nguyễn Chánh Tín, người ta nhớ đến ông với nhiều vai trò như đạo diễn, nhà sản xuất, diễn viên điện ảnh, ca sĩ nổi tiếng, MC truyền hình...

Định mệnh mang tên "Dòng máu anh hùng"

Xót xa vì người anh hùng thất thế - Chánh Tín 7
Chánh Tín và cháu Johny Trí Nguyễn cùng dồn tâm sức cho "Dòng máu anh hùng".

Tác phẩm tiếp theo khiến Chánh Tín "đổi đời" thêm 1 lần nữa ở tuổi 60 là Dòng máu anh hùng - bộ phim do hãng phim Chánh Phương mà ông làm Giám đốc tham gia sản xuất.

Để đủ tiền làm phim Chánh Tín đã đứng ra bảo lãnh đi vay mượn ngân hàng 8,3 tỉ đồng. Bộ phim thành công vang dội ở Việt Nam và được giới phê bình đánh giá cao thế nhưng sau khi đưa phim ra nước ngoài công chiếu thì vấp phải vấn đề đánh cắp bản quyền khiến phim thất thu trầm trọng và nợ nần của Chánh Tín càng thêm chồng chất.

Cái kết ít ai ngờ tới cho 1 con người đam mê nghệ thuật, dám nghĩ dám làm và thiếu may mắn khi giờ đây Chánh Tín đang lâm bệnh nặng lại vừa có nguy cơ mất nhà do nợ nần.