"Phong cách" đi chợ: Từ gánh gồng cho đến xe đẩy kiêm ô tô đồ chơi cho con lái trong siêu thị

Ở Việt Nam, chợ không chỉ là nơi giao thương buôn bán mà còn là 1 loại hình sinh hoạt văn hóa của người dân. Những khu chợ nằm khuất mình giữa bao nhiêu ngôi nhà của phố phường như một thực thể không thể tách rời của đô thị. Mỗi vùng đất có một cái chợ cho mình và lưu giữ những giá trị riêng. Trải qua những thăng trầm lịch sử và sự giao thoa về văn hóa, cách đi chợ của người Việt cũng ngày một khác.

Hà Nội xưa gọi là Kẻ Chợ (theo các nhà sử học, tên gọi này có thể đã xuất hiện từ thời Lý - Trần), mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến chính là nơi hội tụ các ngành nghề, là nơi họp chợ, là thị trường lớn nhất Việt Nam ngày ấy. Mà chợ Thăng Long thì bao gồm một mạng lưới thương nghiệp lớn nhỏ rải rác khắp đô thành. Mật độ chợ dày đặc nhất là chốn mà nay ta gọi "khu phố cổ."

Nói đến chợ Hà Nội, người ta thường nhắc đến hai chợ: To và vui nhất có chợ Đồng Xuân và đặc biệt nhất là chợ Đuổi vì chợ này chỉ họp khi các chợ khác đã tan, nghĩa là đã bị đuổi chợ và họp ngoài trời.

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 1

Những bức ảnh thời kì đầu cho thấy mặt tiền của chợ chưa được xây


Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 2
Cảnh buôn bán bên trong chợ Đồng Xuân, nơi mỗi cầu chợ được dành cho một ngành hàng. 

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 3

Hình ảnh chợ Đồng Xuân tháng Tư năm 1926

Đa số những người đi mua bán tại các chợ ở Thăng Long - Hà Nội là phụ nữ. Các lái buôn và giáo sĩ phương Tây khi đến Việt Nam đều nhận xét là phụ nữ Việt nam nói chung và phụ nữ Kẻ Chợ nói riêng có một "năng khiếu đặc biệt" về buôn bán.

Thời xa xưa ấy, chị em Hà Thành đi chợ với những thúng mủng, đôi quang gánh kẽo kẹt trên vai, cùng những chiếc nón lá hay nón quai thao duyên dáng. Các mẹ, các chị thường mang bế theo con nhỏ cùng đi, những đứa con lớn có nhiệm vụ mang đồ cho mẹ. Hàng hóa thời xưa cũng rất đa dạng, phong phú, từ hàng nông sản cho đến các mặt hàng thủ công nghiệp được bày bán thành các khu cầu chợ riêng rẽ.

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 4

Chợ Hàng Da

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 5

Chợ Bưởi

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 6

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 7

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 8
Các mặt hàng tại chợ rất đa dạng, phong phú...

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 9
Người Hà Thành xưa đi chợ đều đội nón quai thao, trên vai là đôi quang gánh kẽo kẹt với đầy những thứ hàng hóa, vật dụng cần thiết.

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 10
Trẻ em thường được người lớn đưa theo cùng khi đi chợ, những đứa con lớn sẽ "được" giúp mẹ mang đỡ đồ đạc
.

Phụ nữ thời xưa khi ra chợ thường cắp theo một chiếc rổ, rá hoặc thúng nhỏ đan bằng tre để khi mua hàng thì bỏ vào đó mang về. Nếu hôm nào mua nhiều đồ, nặng quá thì họ đội ở trên đầu. Một tay giữ cái thúng, tay còn lại đánh nhẹ theo mỗi nhịp bước nhẹ nhàng. Cái thúng đi chợ ấy còn bao công dụng khác nữa như để bánh trái, đồ ăn ngày giỗ, Tết. Rồi khi nhà lỡ hết gạo, các bà, các mẹ lại xách chiếc thúng ấy sang nhà hàng xóm vay tạm vài bơ về nấu cơm cho đàn con.

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 11
Loại thúng đi chợ của các bà, các mẹ một thời.

Cùng với những biến cố lịch sử, khi đất nước bước vào thời kỳ bao cấp, chợ Hà Thành từ chợ phiên đã chuyển đổi hẳn sang một hình thức khác. Những năm tháng chuyển giao này, chợ vẫn được coi là hình thức mậu dịch hợp pháp. Việc mua bán diễn ra ở các cửa hàng mậu dịch quốc doanh. Hàng hóa được nhà nước phân phối theo chế độ tem phiếu, không được mua bán tự do trên thị trường, không được phép vận chuyển tự do hàng hóa từ địa phương này sang địa phương khác, chị em phải đi từ rất sớm để xếp hàng, chờ được phân phát những nhu yếu phẩm cho gia đình.

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 12
Việc mua bán được diễn ra ở các của hàng mậu dịch quốc doanh.

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 13
Các bà, các chị phải đi từ rất sớm xếp hàng để mua được những nhu yếu phẩm cho gia đình.

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 14
Cửa hàng giày dép.

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 15
Cửa hàng tạp hóa.

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 16
Các cô mậu dịch viên làm việc với phương châm phục vụ kiểu mẫu.

Để mua được lương thực vào thời kỳ này cũng là cả một vấn đề. Mỗi khu vực dân cư sẽ được quy định mua gạo tại 1 cửa hàng lương thực, cửa hàng lại phân lịch bán cho từng tổ theo lịch bán luân phiên. Hình ảnh thường thấy là người lớn, trẻ em đi xếp hàng mua gạo từ 3, 4 giờ sáng để giữ chỗ, phòng khi cửa hàng bán nửa chừng hết gạo. Người ta dùng những cục gạch, chiếc dép, mảnh gỗ để “xí chỗ” khi cửa hàng còn đóng cửa và người thật sẽ đứng vào hàng khi cửa được mở ra.

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 17
Xếp hàng dài chờ đến lượt mua hàng. Thời kỳ này, xe đạp là phương tiện rất phổ biến dùng để đi lại.

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 18
Cân hàng để phát

Nhớ lại những kỉ niệm về thời kỳ này, thành viên có nickname cvn trên một diễn đàn chia sẻ: "Một bài nữa trong việc xếp hàng là các bà mẹ cho con nhỏ ra xếp hàng thay mình rồi lựa giờ mà chạy ra mua hàng. Nhưng không phải lúc nào các bà mẹ cũng ra đúng lúc. Rất nhiều lần tôi đi xếp hàng đong gạo, đến lượt mình rồi mà chẳng thấy mẹ đâu. Thế là đành phải tự mua. Người ta cân gạo cho mình (tôi nhớ nhà tôi khi đó mỗi tháng tiêu chuẩn đâu cỡ 50kg), cho vào bao tải. Rồi thằng bé (bé lắm, mới có khoảng 10 tuổi thôi, mà lại đói ăn nữa) tự ì ạch lôi bao tải ra sân, nhờ người giúp bê đặt lên gác-ba-ga xe đạp, trong khi mình thì cố đánh đu trên cái ghi-đông để xe khỏi chổng vộc. Kết cục thì hầu hết các lần đều phải bỏ cuộc vì cái xe nó cứ chổng vộc lên. Duy một lần tôi đèo được cái bao gạo về nhà, đến bây giờ vẫn còn nhớ như in cái cảm giác khi ngồi trên xe đạp... cái bao gạo đằng sau cứ lắc sang phải, sang trái. Cái bánh trước nó cứ không chịu bám xuống đường nên vừa nẩy nẩy, vừa ngặt trái ngoặt phải.... Phê lắm!!!"

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 19
Quầy hàng giờ cao điểm. Chị em phải chen chúc trong dòng người xếp hàng mong được phân phát hàng trước.

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 20
Xếp hàng chờ đo vải.

Thời kỳ này, ở nông thôn cũng như ở thành thị, phụ nữ bắt đầu chuyển sang dùng làn, giỏ mây, giỏ cói… để đựng hàng hóa mà mình mua sắm. Bó rau mua xong là để vào làn, không cần túi gì bọc ngoài cả. Những thứ có mùi tanh như miếng thịt, miếng cá cắt xong được quấn vào tấm lá chuối hay lá rau bắp cải già. Vậy là chẳng cần đến bịch nilon, mọi người vẫn thoải mái mang đồ từ chợ về.

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 21
Chiếc làn tiện dụng dần thay thế chiếc thúng đi chợ.

Những hình ảnh này giờ chỉ còn tồn tại trong ký ức của lớp người đi trước, và trong những câu chuyện kể của các ông bà với lớp người sau. Ngày nay, ngoài các chợ cóc, chợ phiên thông thường, chị em có thể thỏa thích mua sắm trong những siêu thị, trung tâm thương mại mát lạnh. Ngoài những giỏ xách thông thường, trong các siêu thị còn có những chiếc xe đẩy tiện lợi để chị em có thể vừa mang đồ, không tốn công tốn sức, vừa có thể cho con ngồi chơi trên xe trong khi chọn lựa.

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 22
Ngày nay, các mẹ có thể thỏa sức mua sắm trong các siêu thị, trung tâm thương mại, với những chiếc xe đẩy tiện lợi...

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 23
... vừa để mang hàng hóa, vừa cho các con ngồi chơi trong lúc lựa đồ.

Ngoài ra, với sự phát triển của khoa học công nghệ, chị em còn có thể mua sắm qua mạng (mua sắm trực tuyến/mua sắm online). Với đặc điểm nhanh, gọn, tiện lợi, hình thức mua sắm này hiện nay đang rất phát triển. Khi chị em cần mua bất cứ thứ gì, chỉ việc gửi pm (tin nhắn trong hệ thống diễn đàn), hoặc nhắn tin, gọi điện cho những trang bán hàng trực tuyến trên mạng, nếu xa thì chuyển phát nhanh toàn quốc 1 vài ngày là nhận được,  nếu gần lúc sau là có người mang hàng đến tận nơi.

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 24
Mua sắm online là xu thế của chị em thời nay - (Ảnh minh họa)


Phương thức thanh toán: Từ trao đổi hàng hóa, tiền xu khoét lỗ, tem phiếu... đến thẻ tín dụng, thẻ ATM, thanh toán trực tuyến

Phụ nữ xưa đi chợ có thể trao đổi hàng hóa với nhau hoặc dùng tiền giấy hoặc tiền xu để mua thực phẩm. Những đồng xu tròn khoét rỗng ở giữa được xâu lại thành từng xâu, được các bà, các mẹ cất trong những túi vải nhỏ giắt bên người. Ngoài ra, những tờ tiền giấy cũng được sử dụng rất phổ biến.

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 25

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 26
Những đồng tiền xu khoét lỗ được các chị cac mẹ dùng để chi trả cho phiên chợ

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 27
Ngoài ra, tiền giấy cũng được lưu hành rất phổ biến.

Vào thời bao cấp,  hàng hóa được nhà nước phân phối theo chế độ tem phiếu, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt. Mỗi hộ gia đình công nhân viên được cấp 1 sổ mua gạo có số lượng hàng tháng tương đương với tiêu chuẩn của các cá nhân từ 16-21 kg/tháng đối với người lớn, tùy theo mức độ lao động, lao động nặng thì được hưởng nhiều gạo hơn. Cán bộ có chức tước thì phiếu gạo ít vì lao động nhẹ hơn nhưng lại được cấp phiếu mua các mặt hàng thiết yếu nhiều hơn. Trẻ em ngày ấy được gọi là “hộ ăn theo” căn cứ theo tiêu chuẩn của bố mẹ sẽ được hưởng khoảng từ 10-14kg/tháng.

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 28

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 29

Tem lương thực được sử dụng khi đi công tác. Với chiếc tem này, các bà nội trợ có thể đổi lấy các loại
lương thực như: gạo, sắn, ngô, khoai tây, hạt lúa mỳ... với trọng lượng tương đương ghi trên tem.

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 30

Phiếu mua chất đốt và tem đường. Với phiếu mua chất đốt thì có thể sử dụng để mua dầu hỏa, củi, than...
Mỗi lần sử dụng, mậu dịch viên sẽ cắt bỏ một ô trên tờ phiếu tương ứng với số lượng mua.

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 31

Phiếu mua thịt. Đây là phiếu có thể sử dụng được tại các cửa hàng bán thực phẩm mậu dịch quốc doanh trên cả nước.

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 32

Phiếu mua xăng mô tô, xe máy. Phiếu này được mua theo mệnh giá lít ghi trên phiếu.

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 33

Tem mua vải. Tem này có thể dùng để mua vải hoặc mua sản phẩm may mặc.

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 34

Phiếu mua vải. Mỗi năm, trung bình một người dân sẽ được mua khoảng 4m vải (tùy vào từng thời kỳ).

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 35

Phiếu mua lương thực.

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 36

Thời bao cấp, mỗi nhà được cấp một cuốn sổ lương thực như thế này, gần giống như sổ hộ khẩu hiện nay.

Ngày nay, không còn cảnh xếp hàng chờ lấy từng thứ đồ như thời tem phiếu, thay vào đó, chị em có thể tự do lựa chọn những gì mình thích và chi trả bằng tiền mặt, thẻ tín dụng, hoặc chuyển khoản ngân hàng. Những hình thức chi trả dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng này cũng khiến không ít chị em "lao đao" vì không kiểm soát được ngân sách của mình.


Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 37

Ngoài thanh toán bằng tiền mặt, hiện nay, chị em còn có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng

Những bữa cơm sau phiên chợ

Đối với những gia đình khá giả, người phụ nữ đi chợ được thoải mái hơn trong việc mua bán. Bữa cơm tối là bữa quan trọng nhất - thường có nồi cơm lớn, nồi canh riêu cua, hay cá nấu mẻ, rổ rau luộc hoặc rau sống, chút cua rang, cá tép kho khế. Mọi thành viên trong gia đình không thể vắng mặt bữa cơm này.

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 38
Bữa cơm của một gia đình khá giả

Với người nông thôn, người phụ nữ đi chợ cũng rất vất vả bởi không có tiền, hoặc có rất ít nên bữa cơm trưa thường có rổ rau lớn, nước rau luộc với sấu, thịnh soạn lắm thì có nồi cá kho. Vào những ngày giáp hạt, bữa cơm thường chỉ có muối và rau, có khi là chút vừng lạc muối khá mặn.

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 39
Bữa cơm gia đình nông thôn miền Bắc, bưu ảnh Đông Dương đầu thế kỷ 20.

Thời bao cấp, vì tất cả mọi thứ được phân phát theo tem phiếu, nên việc đi chợ của chị em rất khó khăn. Những thức ăn như thịt, cá... đều rất khan hiếm. Một suất cơm mậu dịch gồm bát canh, bát cơm và vài miếng đậu phụ hay thịt lợn bạc nhạc kho.

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 40
Quầy thịt thời bao cấp

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 41
Cảnh lấy cơm ở cửa hàng mậu dịch


Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 42
Bà nội trợ phải xoay xở khéo lắm mới có được một bữa cơm hoàn chỉnh thế này (Ảnh minh họa)

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 43
Thời bao cấp, rất nhiều người phải ăn cơm độn khoai, sắn (Ảnh minh họa)


Phụ nữ Hà Thành ngày nay không còn phải chịu đựng những khó khăn ấy nữa. Với nếp sống mới, dư dả hơn, tiến bộ hơn, cùng với sự phát triển của hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại như hiện nay, chị em có thể lựa chọn cho gia đình những thực đơn đầy đủ dinh dưỡng, thoải mái chọn mua thực phẩm để chế biến những món ăn ngon cho gia đình yêu thương.

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 44

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 45
Chị em có thể lựa chọn thực phẩm và mọi loại hàng hóa từ những khu chợ...

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 46

Xung quanh chuyện đi chợ của chị em Hà Thành xưa và nay 47
... cho đến những siêu thị.

Cuộc sống tất bật, hối hả, cuốn người ta đi xa những kí ức về ngày xưa. Những kí ức về một thời xưa cũ chỉ còn được các bà, các mẹ nhắc lại trong những câu chuyện vui, chuyện phiếm. Nhìn lại những thời xưa cũ mới thấy ngày hôm nay thật quý giá biết nhường nào, như thế, để mỗi người, biết trân trọng hiện tại hơn, và tận hưởng từng phút giây mình đang sống.