1. Không gian nhỏ
Đừng lo lắng nếu bạn chỉ sở hữu một không gian sống khiêm tốn, có nhiều cách để bạn vẫn có thể có bể cá trong không gian sống nhỏ nhắn của mình. Phòng khách này là một ví dụ, nó sở hữu một bàn nước vuông nhỏ nhắn mà phần bên dưới là một bể cá với những chú cá vàng tung tăng bơi lội. Chiếc bàn bể cá kiểu này không chỉ thỏa mãn được sở thích nuôi cá mà còn là một món đồ trang trí nhà độc đáo ít "đụng hàng".
Chiếc bể cá này được lắp vào vị trí của trụ cầu thang. Nó chẳng chiếm thêm một phần không gian thừa nào, quả là một ví trí đặc biệt nhưng thú vị phải không nào?
Lắp bể cá chìm vào các phần nội thất hay tường nhà cũng là một cách tốt để tiết kiệm không gian. Khi có một bể cá chìm tường, bạn không cần đến những món đồ trang trí khác như tranh ảnh hay các loại giấy dán tường mà bức tường vẫn sinh động và ấn tượng.
Cột nhà trở nên sống động hơn nhờ phần bể cá tích hợp.
Bồn rửa mặt kết hợp bể cá, một ý tưởng không tồi phải không?
2. Không gian lớn
Nếu bạn sống trong một căn nhà rộng thì việc sử dụng bể cá trang trí có phần dễ thở hơn nhiều. Bạn có thể áp dụng nhiều ý tưởng trang trí khác nhau. Hai căn phòng này sử dụng vách ngăn bể cá thay cho các loại vách ngăn thông thường. Phần bể cá lắp vào giữa khiến bức tường giảm đi khá nhiều độ bí bách. Những chú cá và tiểu cảnh trong bể trở thành vật trang trí cho cả hai không gian.
Phòng tắm này được thiết kế theo phong cách thủy cung với những bể cá lớn xung quanh. Người sử dụng có thể đắm mình trong làm nước và thả trí tượng tưởng bay xa.